Dung dịch X chứa a mol AlCl3 và 2a mol HCl. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X. Sự phụ thuộc số mol kết tủa vào số mol NaOH được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x là
A. 0,756. B. 0,624. C. 0,684. D. 0,748.
Khi kết tủa chưa bị hòa tan: nOH- = nH+ + 3nAl(OH)3
—> nNaOH = x = 2a + 3.0,8a
Khi kết tủa đã bị hòa tan: nOH- = nH+ + 4nAl3+ – nAl(OH)3
—> nNaOH = 0,918 = 2a + 4a – 0,6a
—> a = 0,17; x = 0,748
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2. (b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). (c) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3. (d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3. (e) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2. (g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 2.
Hỗn hợp E gồm peptit X, peptit Y đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 5 và este Z có công thức phân tử là C4H9NO2. Ðốt cháy hoàn toàn 49,565 gam E thì thu được khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 48,765 gam. Mặt khác 49,565 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng 14,72 gam ancol T và 55,255 gam muối của glyxin và valin. Khối lượng phân tử của X là:
A. 231đvC. B. 315đvC. C. 345 đvC. D. 273đvC.
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Fe, Cu và Mg trong 200 gam dung dịch chứa 0,12 mol KNO3 và 0,33 mol H2SO4. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa (không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí Y gồm H2 và các khí chứa nitơ. Trong Y khí H2 chiếm 1/36 về khối lượng. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm muối sắt (II) trong dung dịch X là
A. 6,92%. B. 9,42%. C. 3,17%. D. 4,37%.
Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ. Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm. Thí nghiệm 3: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau 5 phút lấy đinh sắt ra, thêm từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch vừa thu được. Cho các phát biểu sau: (1) Thí nghiệm 1 chứng tỏ glucozơ có chứa nhiều nhóm OH liền kề. (2) Thí nghiệm 2 thu được sản phẩm màu tím. (3) Thí nghiệm 3 ion Cr2O72- bị khử thành Cr3+. (4) Cả ba thí nghiệm đều có sự thay đổi màu sắc. (5) Cả ba thí nghiệm đều xảy ra phản ứng oxi hoá – khử. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Hợp chất X (chứa vòng benzen) và có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 14 : 1 : 8. Đun nóng 2,76 gam X với 75 ml dung dịch KOH 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của a là
A. 6,60. B. 6,24. C. 6,96. D. 5,40.
Cho 8,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO vào ống nghiệm chứa 340 ml dung dịch HCl 2M, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa đủ 3,99 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Fe, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 36,53. B. 34,13. C. 41,12. D. 43,25.
A, B là 2 nguyên tố không phải là hidro. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của ABx nhiều hơn của AxB là 3 (x là số nguyên dương). Trong phân tử ABx: A chiếm 30,435% về khối lượng và số hạt mang điệncủa B nhiều hơn của A là 18.
a. Xác định tên của A, B và viết công thức cấu tạo của ABx, AxB.
b. Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng: M + XABx+1 → M(ABx+1)n + AaBb + ? Với : M là kim loại, X là nguyên tố phù hợp, x là chỉ số ở câu a, bao nhiêu là chất phù hợp. Và với 5a – 2b = 8 thì AaBb có thể là ABx hay AxB? Viết lại phương trình trên.
Cho m gam hỗn hợp Al, Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 12,32 lít khí H2. Mặt khác, đun nóng m gam hỗn hợp trên với clo thu được 57,65 gam muối. Tìm m.
Hỗn hợp X gồm C3H4 và H2. Nung hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 1,8. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng nước Br2 dư thấy khối lượng Br2 phản ứng là 32,0 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 3,584 lít (đktc) và tỉ khối của nó so với He bằng 5,75. Khối lượng của X là.
A. 10,20 gam B. 9,44 gam C. 9,82 gam D. 10,38 gam
Đốt cháy hết 0,024 mol 1 hidrocacbon A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thì thấy có 8 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng thêm 1,12 gam so với dung dịch ban đầu. Lọc kết tủa thu được dung dịch B. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào B đến dư thì thu được 13,068 gam kết tủa. Xác định CTPT của A
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến