Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe. Cho 100 gam X cho tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 2M. Chứng minh hỗn hợp X tan hết.
Xét từng chất trong X:
nHCl = 8nFe3O4 = 8.100/232 = 3,45
nHCl = 6nFe2O3 = 6.100/160 = 3,75
nHCl = 2nFeO = 2.100/72 = 2,78
nHCl = 2nFe = 2.100/56 = 3,57
nHCl đã dùng = 4, lớn hơn tất cả giá trị trên nên X tan hết.
Hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và oxit của M. Cho 17,2 gam X tác dụng với nước dư, thu được dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch chứa 0,1 mol HCl và 0,15 mol H3PO4 vào Y, thu được dung dịch chứa 33,55 gam hỗn hợp muối. Giá trị V là
A. 1,68 B. 2,8 C. 1,12 D. 2,24
Nguyên tố X tạo thành hợp chất khí với Hiđro có công thức hóa học chung là XH2. Trong hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi thì Oxi chiếm 60% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của X.
Cho các nhận định sau: (1) Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở điều kiện thường. (2) Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim của kim loại đều do các electron tự do trong kim loại gây ra. (3) Hợp kim của Mg được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay và ôtô. (4) Kim loại Liti (Li) có khối lượng riêng nhỏ nhất trong tất cả các kim loại. (5) Trong mọi hợp chất, các kim loại kiềm thổ chỉ có một mức oxi hóa duy nhất là +2. (6) Trong các phản ứng hóa học, các kim loại kiềm đều thể hiện tính khử. (7) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al và Fe. Số nhận định đúng là
A. 4. B. 7. C. 6 D. 5.
Gây nổ hỗn hợp ba khí A, B, C trong bình kín. Khí A được điều chế bằng cách cho axit HCl dư tác dụng với 21,45 gam Zn. Khí B thu được khi phân hủy 25,5 gam natri nitrat (2NaNO3 → NaNO2 + O2). Khí C thu được do axit HCl dư tác dụng với 2,61 gam mangan dioxit. Tính nồng độ phần trăm của chất trong dung dịch thu được sau khi gây nổ
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4, C2H6 thu được số mol H2O nhiều hơn CO2 là 0,025. Hãy cho biết 0,1 mol X có thể làm mất màu vừa đủ bao nhiêu ml dung dịch Br2 1M
Hỗn hợp khí X gồm butan, axetilen, etilen và 0,4 mol H2. Đun nóng 19,4 gam X với xúc tác bột Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 12,125. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O bằng 14/17. Cho Y vào AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam kết tủa và hỗn hợp khí Z không phản ứng bay ra ngoài. Z phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch Br2 1M. Tính m ?
Hỗn hợp X gồm K2O, Mg, Fe, Cu, Fe(NO3)2, trong đó oxi chiếm 26,3566% về khối lượng. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch chỉ chứa m1 gam hỗn hợp Y là muối nitrat của các ion kim loại và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm 2 khí không màu có tỷ khối hơi so với H2 là 15,7; trong đó có 1 khí hoá nau trong không khí. Nung Y đến khối lượng không đổi thì thu được 42,8 gam rắn khan và 26,544 lít khí T (nguyên tố nitơ chiếm 24,941% về khối lượng T). Giá trị của (m + m1) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 128,4
B. 141,2
C. 130,8
D. 134,6
Thủy phân hết m gam V gồm hai este X, Y (MX < MY) đều có công thức CnH2n-10Ox trong NaOH vừa đủ, thu được phần rắn Q chứa 3 muốn và 6,6 gam T gồm hai ancol no. Đốt cháy hết T cần 0,285 mol O2 thu được 6,48 gam H2O. Đốt hết Q thu được 23,85 gam Na2CO3, 1,005 mol khí CO2 và 7,83 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong V có giá trị gần nhất với
A. 19 B. 31 C. 22 D. 26
Hỗn hợp X gồm MgCO3, CaCO3 và Al2O3. Trong đó khối lượng Al2O3 bằng 1/10 khối lượng muối cacbonat. Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được rắn Y có khối lượng bằng 56,8% khối lượng X.
a) Tính phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X
b) Để hòa tan hoàn toàn lượng rắn thu được sau khi nung 44,88gam hỗn hợp X trên cần dùng 700ml HCl aM. Xác định giá trị của a.
Cho bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 sau khi kết thúc phản ứng, thu được một kim loại duy nhất và dung dịch X. Dung dịch X không thể chứa các muối nào sau đây? A. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3 C. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến