Hợp chất hữu cơ A có công thức cấu tạo thu gọn: CH2 = CH – CH2 – OH. Hỏi A có thể có những tính chất hóa học nào? Hãy viết phương trình phản ứng minh họa cho những tính chất đó.
A có nối đôi C=C nên mang đầy đủ tính chất của anken (Xem bài anken SGK)
A có chức -OH nên mang đầy đủ tính chất của ancol (Xem bài ancol SGK)
Cho 10,6g Na2CO3 vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ). Lượng khí thoát ra được dẫn qua bình đựng 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,075M.
a) Tính thể tích HCl cần dùng
b) Tính khối lượng kết tủa tạo thành trong bình đựng dung dịch Ca(OH)2
Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở có cùng số mol. Đốt m gam hỗn hợp X gồm V lít O2 (đktc) sau đó dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 7,317m gam kết tủa và khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 44,28 gam. Cho 0,72 mol hỗn hợp X tác dụng hết với nước brom dư thấy có 172,8 gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của V là
A. 34,048 B. 34,272 C. 34,496 D. 33,824
Đem đốt cháy m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 trong bình kín chứa không khí dư (gồm 20% O2 và 80% N2 về thể tích) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B và hỗn hợp khí D gồm 14,026% SO2; 83,117% N2; còn lại là thể tích O2 dư. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí D vào 100ml dung dịch NaOH 18% (d=1,2g/ml) thu được dung dịch X chỉ chứa một muối tan có nồng độ 36,34%. Viết các PTHH xảy ra và tìm m.
Lượng đạm (N), lân (P2O5) và Kali (K2O) có trong 1 tấn phân xanh tương đương với lượng đạm, lân, kali có trong 10 kg urê, 20kg supephotphat kép và 5kg Kaliclorua. Hãy tính lượng đạm, lân, kali có trong 5 tấn phân xanh.
Hỗn hợp M gồm ankan X và anken Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol M cần dùng vừa đủ 21,84 lít O2 sinh ra 13,44 lít CO2. Xác định công thức của X và Y
Biết X, Y là 2 Halogen kế tiếp trong bảng tuần hoàn trong đó X đứng trước Y, hỗn hợp khí A gồm 2 khí HX và HY. Cho 3,584 lít hỗn hợp A (đktc) sục vào 180ml dung dịch AgNO3 2M (d = 1,12g/ml) thu được 24,384 gam kết tủa và dụng dịch B. a) Tìm công thức của hai hợp chất HX và HY trong hỗn hợp A b) Tính nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch B c) Cho 11,35 gam hỗn hợp A ở trên hòa tan vào nước vừa đủ thu được dung dịch A1. Dung dịch A1 hòa tan tối đa m gam hỗn hợp M gồm Al và FeO (với tỉ lệ mol tương ướng là 2 : 1). Tính m?
Cho 20,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 7,84 lít hiđro thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn, thu được dung dịch A và còn lại 6,4 gam chất rắn không tan.
a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b. Cho A tác dụng vừa hết với V lit dung dịch gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thì thu được lượng kết tủa là lớn nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Tính V và m.
Xác định CTHH tương ứng với mỗi chữ cái A, B, D …. trong các sơ đò dưới đây và viết phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
(A) + H2O –> (B) + (D)
(B) + H2O –> (E)
(E) –> (F) + (A)
(F) + Na –> (L) + (M)
(M) + (D) –> H2O
(L) + H2O –> (F) + (Q)
Biết: (B), (E), (F), (L) là các chất hữu cơ, (A), (D), (M), (Q) là các chất vô cơ
Đốt cháy hoàn toàn 0,38g hỗn hợp hai khí CH4 và C2H4 cho toàn bộ sản phẩm thu đựơc hấp thụ vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 nồng độ 0,02M. a. Hỏi sau khi hấp thụ có thu đựoc kết tủa không? b. Nếu tỉ lệ số mol CH4 và C2H4 là 3:1 thì sau khi hấp thụ hoàn toàn bộ sản phẩm cháy, phần dung dịch thu đựoc sẽ tăng hay giảm?
Nhiệt phân 8,8 gam C3H8 xảy ra theo 2 phản ứng, ta thu được hỗn hợp khí Y và đã có 90% C3H8 bị nhiệt phân.
a) Xác định khối lượng mol trung bình của hỗn hợp Y.
b) Tính V không khí (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y.
c) Nếu cho hỗn hợp Y qua nước brom dư, thu được hỗn hợp Z bay ra có tỉ khối hơi so với hidro là 7,3. Xác định thành phần phần trăm theo thể tích các chất trong Z.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến