Cho các chất: KMnO4, dung dịch HCl, kim loại sắt. Hãy viết phương trình điều chế: khí oxi, FeCl2, FeCl3.
KMnO4 —> K2MnO4 + MnO2 + O2
Fe + HCl —> FeCl2 + H2
KMnO4 + HCl —> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Fe + Cl2 —> FeCl3
Trình bày cách tách riêng SO2 và CO2
Thực hiên phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong môi trường không có không khí. Trộn đều hỗn hợp sau phản ứng rồi chia làm 2 phần.
Phần 2 nhiều hơn phần 1: 59g. Cho mỗi phần tác dụng với dung dịch NaOH, thi được 40,32 lít và 60,48 lít H2 (đktc). H= 100%
a) Tính khối lượng mỗi phần.
b) Tính khối lượng mỗi chất sau khi phản ứng nhiệt phân
Đốt cháy hoàn toàn m gam cao su isopren đã được lưu hóa bằng không khí vừa đủ (chứa 20% O2 và 80% N2), làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng để ngưng tụ hết hơi nước thì thu được 1709,12 lít hỗn hợp khí (đktc). Lượng khí này làm này tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Xác định m?
A. 159,6 gam B. 159,5 gam
C. 141,1 gam D. 141,2 gam
Cho m gam Na vào 100 gam dung dịch HCl 14,6%. Sau phản ứng thu được dung dịch X có khối lượng tăng thêm m – 1 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Cho p gam Zn vào dung dịch X, Zn tan hết thu được dung dịch Y có nồng độ phần trăm NaCl là 17,28%. Tính p.
Nung m gam KMnO4 sau một thời gian thu được chất rắn X có khối lượng giảm 0,32 gam so với m. Hòa tan hoàn toàn X bằng V lít dung dịch HCl 0,5M vừa đủ. Dung dịch thu được chứa 2 muối, khí màu vàng thoát ra khỏi dung dịch có thể tích 1792ml (đktc). Viết các phương trình phản ứng. Tính m và V.
Một dung dịch là hỗn hợp các muối NaCl, NaBr, NaI. Sau khi làm khô 20ml dung dịch này thu được 1,732 gam chất rắn. Lấy 20ml dung dịch muối phản ứng với brom rồi làm bay hơi thu được 1,685 gam chất rắn khô. Sau đó cho clo tác dụng với 20ml dung dịch trên, sau khi bay hơi thu được 1,4625 gam kết tủa khô. Khối lượng brom có thể điều chế được từ 1 m³ dung dịch là:
A. 16kg B. 3,65kg C. 6,35kg D. 6,9kg
Chia hỗn hợp gồm 2 ancol no, mạch hở A và B làm 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với Na dư, thu được 0,896 lít khí ở đktc. Đôt cháy hết phần 2 thu được 3,06 g H2O và 5,28 g CO2. Xác định công thức của A và B. Biết khi đốt V thể tích hơi A hoặc B ở trong cùng đk về nhiệt và áp suất thì thể tích CO2 không vượt quá 3V.
Khí hidro sunfua (H2S) nặng hơn không khí, rất độc. Trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra khí H2S như: vết nứt núi lửa, xác động thực vật bị phân hủy, bả thải của nhà máy, …
Nhưng tại sao trên mặt đất, khí này không tích tụ lại? Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa?
Đốt cháy một hiđrocacbon X trong lượng dư khí oxi thấy tạo thành 11 gam CO2 và 5,4 gam nước.
1) Xác định công thức phân tử của X.
Cho hiđrocacbon X ở trên phản ứng với khí clo có mặt ánh sáng khuếch tán thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y chỉ chứa duy nhất 3 chất A, B1 và B2, trong đó B1 và B2 có cùng công thức phân tử và khác với A. Khối lượng mol của A, B1, B2 đều nhỏ hơn 170g/mol. Trong một thí nghiệm khác, tất cả clo trong 12,03 gam hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y được chuyển hóa thành 20,09 gam kết tủa trong dung dịch AgNO3 dư.
2) Xác định công thức phân tử của A, B (chung cho B1 và B2) và xác định thành phần % về số mol của A, B trong hỗn hợp.
3) Xác định công thức cấu tạo của X, A, B1 và B2.
Hỗn hợp B gồm hai rượu có công thức CnH2n+1OH và CmH2m+1OH (cho n < m). Cho 3,9 gam B tác dụng hết với Na thấy thoát ra 1,12 lít H2 (đktc). Nếu hóa hơi mỗi rượu có khối lượng như nhau, trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, rượu CnH2n+1OH có thể tích hơi gấp 1,875 lần thể tích hơi của rượu CmH2m+1OH. a) Hãy xác định công thức phân tử của mỗi rượu trong (B). b) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi rượu trong (B). c) Viết các công thức cấu tạo có thể có của mỗi rượu trong (B). d) Tính thể tích khí O2 (đktc) cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam (B).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến