Chỉ dùng một thuốc thử nhận biết các chất sau: BaCl2, MgCl2, AlCl3
Dùng dung dịch NaOH dư: Có kết tủa keo trắng sau tan là AlCl3, có kết tủa trắng là MgCl2, không có kết tủa là BaCl2.
Có một hỗn hợp gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở. Nếu đốt cháy m gam hỗn hợp này ta thu được CO2 và H2O có khối lượng là 4,7g. Mặt khác, nếu đem oxi hóa hai ancol đến axit tương ứng rồi trung hòa bằng dung dịch NaOH 0,1M thì hết 200ml. Hãy cho biết công thức của 2 ancol, biết rằng: một trong hau axit tạo thành có phân tử khối bằng một trong hai ancol ban đầu.
Hỗn hợp X gồm hai ankin ở thể khí, đẳng mol. Cho 5 lít hỗn hợp X đo ở 54,6 độ C và 0,8064 atm qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 8,1 gam.
a. Xác định công thức phân tử của hai ankin.
b. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với AgNO3 tạo thành bao nhiêu gam kết tủa.
Tiến hành điện phân hoàn toàn 30,6 gam Al2O3 với điện cực than chì thu được hỗn hợp khí X. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ chứa hỗn hợp Y gồm sắt và một oxit sắt (tỉ lệ 1 : 2) nung nóng, kết thúc phản ứng thấy thoát ra một khí duy nhất có thể tích 12,32 lít (đktc). Hòa tan chất rắn còn lại trong ống sứ cần dùng 600gam dung dịch HNO3 26,25% thu được dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)3 có khối lượng 181,5g và 6,7g hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Công thức của oxit sắt là
A. FeO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4.
Hỗn hợp X có 2 hidrocacbon A và B có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn X rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2. Thấy khối lượng bình 1 tăng 8,1 gam, bình 2 tăng 17,6 gam. Biết số mol CO2 cháy do mỗi chất sinh ra bằng nhau. Tìm A và B.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ba(HCO3)2
(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư)
(3) Cho Ba vào dung dịch ZnSO4 (dư)
(4) Cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2
(5) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 và đun nóng.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là:
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Cho 0,03 mol hỗn hợp E chứa hai peptit mạch hở gồm tetrapeptit X (x mol) và hexapeptit Y (y mol) được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn x mol X cũng như y mol Y đều thu được số mol CO2 như nhau. Đun nóng 0,03 mol X cần dùng 175ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 25% so với lượng phản ứng) thu được hỗn hợp Z. Cho HCl dư vào X sau đó cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn T. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong T là A. 30,42%. B. 29,46%. C. 27,35%. D. 21,07%
Đốt cháy hoàn toàn hai hidrocacbon thể khí, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 31,68 gam CO2 và 9,36 gam H2O.
a. Xác định công thức phân tử biết chúng thuộc một trong các dãy đồng đẳng đã học.
b. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo đúng biết khi cho hai hidrocacbon trên tác dụng với dung dịch AgNO3, NH3 dư thì thu được 43,26 gam kết tủa.
Hỗn hợp hai hidrocacbon có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp lội qua 100ml dung dịch Br2 0,8M để hấp thụ hoàn toàn. Sau phản ứng nồng độ Br2 giảm đi 1/2. Nếu đốt cháy hoàn toàn cũng lượng trên rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 8,68 gam và có 14 gam kết tủa.
a. Xác định dãy đồng đẳng của hai hidrocacbon.
b. Xác định công thức phân tử.
Cho các chất sau: (NH4)2SO4; CH3COONH4; CH2(NH2)COOH; HCOOCH3; C6H5ONa; C2H3COOH; NaHCO3; Al(OH)3; (NH4)2CO3. Số chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch KOH là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Cho 57,48 gam hỗn hợp E gồm 3 peptit đều mạch hở gồm peptit X (x mol), peptit Y (y mol) và peptit Z (z mol); tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit là 11. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hay y mol Y đều thu được số mol CO2 nhiều hơn H2O là z mol. Đun nóng 57,48 gam E với 560 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp T là
A. 14,441%. B. 15,546%. C. 18,903%. D. 22,126%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến