Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ X có khối lượng 7,6 gam cần tối thiểu 8,96 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng chỉ thu được CO2 và H2O, biết mCO2 – mH2O = 6 gam. Công thức đơn giản nhất của X là:
A. C3H8O B. C3H8O2 C. C3H8O3 D. C3H8
MX = 76 —> X là C3H8O2
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ X cần tối thiểu 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy đi qua bình đựng H2SO4 đặc, khối lượng tăng 5,4 gam. Sau đó cho qua bình đựng Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của X là:
A. C2H6O
B. C2H6
C. C2H6O2
D. CH2O2
Oxi hóa hoàn toàn m gam chất hữu cơ X bằng CuO rồi cho sản phẩm sinh ra (gồm CO2 và H2O) lần lượt đi qua bình (1) đựng CaCl2 khan, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình (1) tăng 5,4 gam, bình(2) thu được 25 gam kết tủa. Biết rằng khối lượng CuO sau phản ứng oxi hóa giảm 12 gam và khối lượng mol phân tử của X nhỏ hơn khối lượng mol phân tử của Glixerol. Giá trị của m và CTPT của X lần lượt là:
A. 4,4 và C5H12O B. 4,4 và C5H12O2
C. 3,6 và C3H8O D. 3,6 và C5H12O
Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ X (chứa C, H, N) cần dùng 11,76 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho lội thật chậm qua dung dịch nước vôi trong dư thì thấy xuất hiện 30 gam kết tủa trắng và còn 1120 ml khí (đktc) không bị hấp thụ. Xác định CTPT của X biết trong phân tử X chỉ chứa một nguyên tử N.
A. C3H7N B. C3H5N C. C3H9N D. C4H9N
Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon Y làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất Y là
A. etilen. B. axetilen.
C. anđehit axetic. D. propen.
Cho 7,2 gam đimetylamin vào dung dịch HCl loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 13,04. B. 10,85. C. 10,12. D. 12,88.
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư.
B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
C. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư.
D. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
Hoà tan 0,23 gam Na vào nước dư thu được V lít khí H2. Giá trị của V là
A. 0,224. B. 0,448. C. 0,336. D. 0,112.
Cho các phát biểu sau : (a) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường. (b) Glucozơ gọi là đường mía, fructozơ gọi là đường mật ong. (c) Lực bazơ của amoniac yếu hơn lực bazơ của metylamin. (d) Để giảm đau nhức khi bị ong hoặc kiến đốt có thể bôi vôi tôi vào vết đốt (e) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và glixerol. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Thực hiện các thí nghiệm sau : (a) Sục khí CO2 vào dung dịch CaCl2 dư. (b) Cho kim loại Na vào dung dịch Fe(NO3)3 dư. (c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư. (e) Hoà tan CaO vào dung dịch NaHCO3 dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Hòa tan hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp Al và Zn bằng dung dịch HNO3 có chứa m gam HNO3 lấy dư 10%, thu được 2,24 lít hỗn hợp N2, N2O, có tỉ khối so với O2 là 1,175 và dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X được 0,896 lít NH3. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a, Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại
b, Tính m.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến