Một loại phân bón hỗn hợp NPK có chứa NH4H2PO4, (NH4)2HPO4, KNO3, còn lại là tạp chất không chứa các nguyên N, P, K. Trên bao bi loại phân bón NPK đó có ghi 14 – 42,6 – 9,4. Tính % khối lượng (NH4)2HPO4, trong mẫu phân bón trên?
Lấy 100 gam phân NPK trên, trong đó có x, y, z mol NH4H2PO4, (NH4)2HPO4, KNO3.
%N = 14 —> nN = x + 2y + z = 100.14%/14
%P2O5 = 42,6 —> nP = x + y = 2.100.42,6%/142
%K2O = 9,4 —> nK = z = 2.100.9,4%/94
—> x = 0,4; y = 0,2; z = 0,2
—> %(NH4)2HPO4 = 132x/100 = 26,4%
Hỗn hợp X gồm C2H4 và CxHy (x < 6; y là số chẵn) có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn X bằng oxi rồi cho sản phẩm qua bình 1 chứa P2O5 dư rồi tiếp tục cho lội chậm vào dung dịch ở bình 2 chứa 2,5 lít Ca(OH)2 0,02M. Sau khi các khí bị hấp thụ hết thì thấy khối lượng ở bình 1 tăng 0,54g, còn bình 2 thấy xuất hiện 4g kết tủa. Tìm công thức phân tử CxHy và phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.
Cho m gam hỗn hợp chất rắn X gồm Al, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2 và Cu(NO3)2 vào dung dịch HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 47,77 gam và 0,14 mol hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O và H2. Tỷ khối của Z so với He bằng 8,5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,25 mol NaOH, không có khí thoát ra; đồng thời thu được 9,77 gam kết tủa T. Lấy toàn bộ T nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,6 gam chất rắn khan. Nếu cho m gam X trên vào nước dư khuấy đều thu được t (gam) chất rắn không tan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là:
A. 9,33 gam B. 9,87 gam
C. 10,41 gam D. 14,73 gam
Cho 1 mol amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 125,5 gam muối. Tên gọi của X là
A. lysin. B. glyxin. C. alanin. D. valin.
Cho hỗn hợp rắn CH3COONa, NaOH và CaO vào ống nghiệm chịu nhiệt rồi đun nóng. Khí sinh ra có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm mất màu dung dịch brom.
B. Nhẹ hơn không khí.
C. Làm mất màu dung dịch thuốc tím.
D. Tan tốt trong nước.
Đun nóng V ml dung dịch glucozơ 1M với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của V là
A. 200. B. 100. C. 50. D. 75.
Sắt tác dụng với lưu huỳnh (đun nóng trong điều kiện không có oxi), thu được sản phẩm là
A. Fe2S3. B. FeS. C. FeS2. D. Fe2(SO4)3.
Đốt cháy hoàn toàn m gam Mg trong oxi dư, thu được 4 gam magie oxit. Giá trị của m là
A. 3,6. B. 4,8. C. 2,4. D. 0,24.
Thí nghiệm nào sau đây không thu được kim loại sau khi kết thúc phản ứng?
A. Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
B. Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
C. Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4.
D. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
Cho hỗn hợp gồm BaO, Al2O3, Fe3O4, MgO vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là:
A. Fe(OH)3 B. BaCO3. C. Mg(OH)2 D. Al(OH)3
Khí X cháy trong oxi có thể tạo ngọn lửa có nhiệt độ lên tới 3000°C nên được ứng dụng trong hàn cắt kim loại. Khí X là
A. Etilen. B. Hidro. C. Metan. D. Axetilen.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến