Cho 7,2 gam etylamin vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 13,04. B. 17,12. C. 17,28. D. 12,88.
nHNO3 = nC2H5NH2 = 0,16
—> m muối = mC2H5NH2 + mHNO3 = 17,28
Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch I2 làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh tím. (b) Các este đều nhẹ hơn H2O và tan tốt trong nước. (c) Tơ xenlulozơ axetat được sản xuất từ xenlulozơ. (d) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. (e) Alanin dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao. (f) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
X là α-amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 3,51 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,605 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3CH(NH2)CH2CH2COOH.
D. CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH.
Đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam este đơn chức G, thu được hỗn hợp X. Cho X lội từ từ qua nước vôi trong dư, thu được 40 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm đi 17,0 gam. Mặt khác, lấy 8,6 gam G cho vào 250 ml KOH 1M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa ancol. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11. B. 17,8. C. 15,4. D. 19,4.
Nhúng một thanh Zn vào dung 50 ml dung dịch CuSO4 đến khi dung dịch mất màu xanh, thấy khối lượng thanh kẽm giảm 0,08 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 là
A. 0,08M. B. 0,16M. C. 1,6M. D. 0,8M.
Chất X có công thức phân tử C3H9O2N, khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thoát ra một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Triglixerit X phản ứng với H2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được triglixerit no Y (Y được tạo ra từ một axit béo). Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Thể tích khí (đktc) axetilen tối thiểu cần dùng để làm mất màu hết 150 ml dung dịch brom 1M là
A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 1,68 lít.
Nung 8,4 gam Fe với 3,2 gam S, thu được hỗn hợp chất rắn X gồm 3 chất. Thể tích dung dịch HCl 1M tối thiểu cần dùng để hòa tan hết X là
A. 100 ml. B. 300 ml. C. 200 ml. D. 600 ml.
Hòa tan hoàn toàn CuO trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Fe, BaCl2, MgCl2 và Al(OH)3, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Chỉ dùng một dung dịch làm thuốc thử hãy phân biệt 6 chất rắn đựng trong các lọ riêng biệt sau: MgCO3, BaSO4, BaCO3, CuSO4, Na2SO4, Na2CO3
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến