1)
A tác dụng được với \(NaHC{O_3}\) nên chứa nhóm -COOH.
Mặt khác A tác dụng được với Na và \(NaHC{O_3}\) thu được số mol khí bằng số mol A.
Do đó A chứa 1 nhóm COOH và phải chứa 1 nhóm OH.
Suy ra A có dạng \(HOOC - R - OH\)
\( \to {M_A} = 45 + R + 17 = 104 \to R = 42 \to R:{C_3}{H_6}\)
Vậy CTCT của A có thể là
\(HO - C{H_2} - C{H_2} - C{H_2} - COOH\)
\(C{H_3} - CHOH - C{H_2} - COOH\)
\(C{H_3} - C{H_2} - CHOH - COOH\)
\(C{H_2}OH - CH(C{H_3}) - COOH\)
\(C{H_3} - COH(C{H_3}) - COOH\)
2).
B có dạng \({({C_3}{H_4}{O_3})_n}\)
Vì B là axit đa chức nên n chẵn.
Ta có số nhóm -COOH là 1,5n bằng với số \(\pi \) trong B.
Ta có:
\(k = \pi = \frac{{2C + 2 - H}}{2} = \frac{{2.3n + 2 - 4n}}{2} = 1,5n \to n = 2\)
Vậy B là \({C_6}{H_8}{O_6}\)
CTCT thu gọn của B là \({C_3}{H_5}{(COOH)_3}\)