Cho 6 kim loại sau: Na, Ba, Fe, Ag, Mg, Al lần lượt vào dung dịch CuSO4 dư. Số trường hợp thu được sản phẩm kết tủa sau phản ứng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Có 5 trường hợp (trừ Ag không phản ứng nên không có sản phẩm) thu được sản phẩm kết tủa:
Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + CuSO4 —> Cu(OH)2 + Na2SO4
Ba + H2O —> Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + CuSO4 —> Cu(OH)2 + BaSO4
Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu
Mg + CuSO4 —> MgSO4 + Cu
Al + CuSO4 —> Al2(SO4)3 + Cu
Cho 2,4 gam kim loại X hóa trị II vào 200 ml dung dịch HCl 0,75M, thấy sau phản ứng vẫn còn một phần kim loại chưa tan hết. Cũng cho 2,4 gam tác dụng với 250 ml dung dịch HCl 1,0M thấy sau phản ứng vẫn còn axit dư. Kim loại X là
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Zn.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4; (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch H2S; (c) Sục hỗn hợp khí thu được khi nhiệt phân Cu(NO3)2 vào nước; (d) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3; (e) Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)2; (g) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, etyl axetat, vinyl axetat, triolein, phenyl fomat, isopropyl propionat. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra ancol là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
(X) là hợp chất hữu cơ có CTPT C3H7O2N. Đun nóng a gam X với dung dịch NaOH thu được một chất có CTPT C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y). Cho hơi của Y qua CuO, t0 thu được chất hữu cơ Z. Cho toàn bộ lượng Z vào dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của a là
A. 8,900. B. 13,350. C. 4,450. D. 6,675.
X là hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 lít hỗn hợp X cho 0,75 lít CO2 và 0,75 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện) CTPT của 2 hiđrocacbon trong X là
A. CH4 và C2H4. B. C3H8 và C3H4.
C. CH4 và C2H2. D. C2H6 và C2H2.
Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 2,0M vào dung dịch chứa 0,25 mol Na2CO3. Sau khi dung dịch HCl hết, cho tiếp dung dịch nước vôi trong dư vào thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 7,5 gam. B. 10,0 gam. C. 5,0 gam. D. 15,0 gam.
Hoà tan hoàn toàn 8,1 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X chứa m gam muối và 1,344 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là
A. 65,5. B. 66,9. C. 64,7. D. 63,9.
Hỗn hợp X gồm phenyl axetat và benzyl fomat có số mol bằng nhau. Cho m gam X phản ứng với 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được gam 10,8 gam ancol và dung dịch Y. Cô cạn Y được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 24,4 gam. B. 26,6 gam. C. 30,6 gam. D. 28,8 gam.
Cho 23,34 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 và Al(NO3)3 (trong đó oxi chiếm 34,961% về khối lượng) vào dung dịch chứa 1,58 mol NaHSO4 và 0,04 mol NaNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 0,18 mol hỗn hợp khí Z gồm N2O; N2 và H2. Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 2,04 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của N2 có trong hỗn hợp khí Z gần giá trị nào nhất?
A. 11. B. 21. C. 22. D. 12.
Cho bột sắt vào dung dịch CuSO4 thì màu xanh của dung dịch nhạt dần. Ngược lại, khi cho bột đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì dung dịch trở nên xanh đậm dần. Giải thích các hiện tượng xảy ra
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến