Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị nhưng nổi bật nhất có lẽ là "Mùa xuân nho nhỏ". Theo mạch cảm xúc của thi phẩm, đoạn thơ "Mùa xuân...phía trước" đã được tác giả họa lên một nét vẽ tuyệt vời về mùa xuân đất nước. Bước đi của mùa xuân như đang hòa nhập với bước đi lên của dân tộc. "Mùa xuân" là thời gian khởi đầu của một năm. Hình ảnh "lộc" chỉ lộc non chồi biếc đầy nhựa sống. Hơn hết, nó còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của đất nước, là niềm vui, là thành quả lao động và là sự may mắn trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, cấu trúc song hành của bài thơ đã làm nổi bật hai nhiệm vụ chiến lược của dân tộc là sản xuất và chiến đấu. Chưa dừng lại ở đó, mùa xuân còn mang đến cho nhân dân ta một sức sống mới, một nhiệt tình cách mạng mới, hăng hái, khẩn trường lên đường. Cả một dân tộc ngập tràn niềm vui "Tất cả như hối hả/Tất cả như xôn xao". Điệp ngữ "Tất cả" cùng từ láy "hối hả", "xôn xao" như nốt nhạc ngân nga trong khúc ca xuân hành diễn tả không khí sôi động, náo nhiệt của đất nước trong bước đi lên. Ở bốn câu thơ tiếp theo "Đất nước...phía trước", tác giả đã bộc lộ những suy tư, cảm xúc của mình. Thật vậy, đặc bài thơ vào những năm 80 khi đất nước ta còn phải đương đầu với bao khó khăn, nền kinh tế thấp kém thì ta lại càng trân trọng lòng yêu đời của thi nhân. Qua đây, đối với bạn đọc, bài thơ như một bức họa tuyệt đẹp tràn đầy màu sắc về mùa xuân đất nước. Thầm cảm ơn Thanh Hải đã đem đến cho ta những áng thơ hay đến thế naỳ!
=> Câu bị động: Theo mạch...đất nước
Khởi ngữ: đối với bạn đọc