Phần I
Câu 1
PCNN báo chí
Câu 2
Các từ ngữ biểu hiện tình tương thân tương ái trong đoạn trích: ấm áp tình người, nhân ái, sự tử tế, lòng tốt, hành động thiện nguyện, lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái
Câu 3
Nội dung: Đoạn trích đã nói về ý nghĩa của sáng kiến ATM gạo ở nước ta đã nhận được sự khen ngợi từ bạn bè quốc tế. Từ đó nêu cao tinh thần tương thân tương ái của dân tộc trong đại dịch
Câu 4
Câu nói đã đề cao tinh thần nhân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc Việt Nam ta.
- Việt Nam không phải đất nước phát triển nhất thế giới bởi chúng ta mới chỉ là quốc gia đang phát triển, sức mạnh về kinh tế chưa cao so với những quốc gia khác
- Tuy nhiên, những hành động mà đất nước ta làm được trong đợt dịch bênh vừa qua là minh chứng cho lòng nhân ái, yêu thương lẫn nhau. Không một ai bị bỏ lại trong cuộc chiến ấy.
Phần II
Câu 1
Đoạn trích đã để lại lời nhận định vô cùng sâu sắc, đó là "Những việc làm này cũng thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” từ ngàn đời nay của dân tộc ta; tiếp thêm sức mạnh để toàn dân chung sức, chung lòng quyết tâm vượt qua hoạn nạn. Điều quan trọng là sau khi dịch bệnh đi qua, tinh thần tương thân tương ái sẽ tiếp tục duy trì, phát huy để người nghèo được hỗ trợ, tự vươn lên trong cuộc sống". Như vậy, lời nói đã khẳng định sức mạnh của tinh thần tương thân tương ái không những ở trong đại dịch, hoạn nạn mà còn trong cả cuộc sống đời thường. Trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn, biết bao những tấm lòng hảo tâm, những sự giúp đỡ của những người "lá lành" đã được gửi đi, được lan truyền và mang lại giá trị, ý nghĩa đến cộng đồng. Đó không chỉ là tiền bạc, là cơm no áo ấm, mà hơn thế, là tình người. Sự sẻ chia, thương yêu đùm bọc sẽ khiến cho những người bất hạnh, khổ đau có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn cả về vật chất và tinh thần. Những bàn tay nắm lấy, những lời động viên, thăm hỏi sẽ tiếp thêm cho họ sức mạnh bước tiếp trên con đường dài về phía trước. Những giá trị về mặt vật chất, có thể lớn lao, có thể nhỏ nhoi cũng là điều nên làm.
Câu 2
I, MB: Đất nước- hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta- vừa cao cả, tang trọng, ừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ của Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua đoạn trích 'Đất nước" ( Trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm. Và đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu :
Trong anh và em hôm nay
....
Làm nên Đất Nước muôn đời
II, TB
1, Khái quát chung
- HCST: Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. Đó là thời điểm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang trải qua những năm tháng đầy thử thách, khốc liệt. Tác giả đã thể hiện sâu sắc sự thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng bị tạm chiến miền Nam, nhận rõ bộ măt xâm lược của kẻ thù, huớg về nhân dân, sẵn sàng và tự nguyện gánh vác sứ mệnh đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trường ca gồm 9 chương, đoạn trích "Đất nước" là phần đầu chương V.
- Nội dung: Đoạn trích đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước : Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người làm ra Đất Nước.
2, Phân tích
- Từ sự cảm nhận về ĐN trên đây, tác giả đã chuyển từ yếu tố khách thể sang yếu tố chủ thể. Đất nước đã hoá thân vào máu thịt của mỗi con người. Sự sống của mỗi cá nhân không còn là sự tồn tại độc lập mà nó đã gắn kết với ĐN của mình....
- Từ sự nhận thức đó, nhà thơ đã đưa ra lời kêu gọi: phải biết đoàn kết, chung sức, chung lòng và biết hoá thân và mỗi con người phải biết hoá thân cho ĐN. Đó cũng chính là cách sống có văn hoá đúng đạo lí của dân tộc...
=> Nhận xét: Đoạn thơ cho thấy sự kết hợp các giọng điệu vừa thủ thỉ tâm tình, vừa yêu cầu mệnh lệnh, vừa thành kính trang nghiêm thể hiện niềm tự hào dân tộc và cũng cho thấy trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đó cũng là mục đích cao nhất, mục đích cuối cùng của NKĐ khi viết chương ĐN này.
3. Đánh giá chung :
a, Nội dung:
a. Nội dung: Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tg về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh , bình dị .
b. Nghệ thuật :
- Thể thơ tự do phóng túng .
- Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.
- Giọng thơ trữ tình - chính luận.
III, KB: Khẳng định lại vấn đề
* Bài viết tham khảo
Đất nước- hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta- vừa cao cả, tang trọng, ừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ của Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua đoạn trích 'Đất nước" ( Trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm. Và đây là mộ trong những đoạn trích tiêu biểu:
Trong anh và em hôm nay
....
Làm nên Đất Nước muôn đời
Cũng như cả chương 5 của trường ca “Mặt đường khát vọng”, đoạn thơ này vẫn viết theo hình thức thơ chữ tình chính luận với giọng điệu thủ thỉ tâm tình và đặc biệt sử dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian. Nếu như những câu thơ trước đó, Nguyễn Khoa Điềm suy tư về cội nguồn, quá khứ đân tộc, đất nước để trả lời cho câu hỏi: “đất nước có tự bao giờ?”,” Đất nước là gì?” thì đến đoạn thơ này nhà thơ lại vui sướng tự hào khẳng định “đất nước là máu của mình” vì vậy nội dung đặc biệt là tuổi trẻ phải có trách nhiệm đối với đất nước.
Sáu câu thơ đầu, nhà thơ nói về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa cái vĩnh hằng và cái thường ngày, giữa cá nhân và cộng đồng. Những câu thơ tự do được viết phóng túng, thoải mái nhưng lại thể hiện rõ tính triết luận nhằm bày tỏ những nhận thức sâu sắc của nhà thơ về đất nước, nhân dân.
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước”
Nếu ở đoạn thơ trước Nguyến Khoa Điềm cho chúng ta cảm nhận về đất nước không hề xa xôi, lạ lẫm, trìu tượng mà kết tinh trong phong tục ăn trầu của bà, búi tóc của mẹ, tình nghĩa của cha, sinh vật ở quanh ta cái kèo, cái cột đến những câu thơ ở đoạn này nhà thơ cho chúng ta một nhận thức nữa về đất nước. Đất nước có “ trong anh”, “trong em” đất nước hóa thân vào cuộc sống, vào tâm hồn mỗi người. Như vậy trong mỗi cá nhân cá thể đều có hình hài sức sống của đất nước nhân dân.
Tuy trong anh và em chỉ có “một phần đất nước” nghĩa là nhỏ bé, giản dị thôi nhưng không vì thế mà trở nên tầm thường vô nghĩa, ngược lại nó rất đỗi thiêng liêng và là một niềm tự hào sâu sắc bởi nó đã làm nên cuộc đời, số phận và sức sống của một đất nước, sức sống của mỗi chúng ta.
Từ ý tưởng quen thuộc “mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng” Nguyễn Khoa Điềm đã viết thành hai câu thơ trên lời thơ mềm mại, ngọt ngào, đằm thắm khiến cho tình cảm chung cũng trở nên nồng chat tha thiết như tình yêu đôi lứa.
Lời thơ mang tính khẳng định dứt khoát, giản dị mà sâu sắc, cụ thể mà khái quát cao:
“ Khi hai đứa cầm tay
…
Vẹn tròn to lớn”
Những cặp đối xứng về ngôn từ : “ Khi hai đứa cầm tay… đất nước” / “Khi chúng ta cầm tay…đất nước” tạo nên cấu trúc liên hoàn trùng điệp có tác dụng xoáy sâu vào sự bền quyện thống nhất đến mức máu thịt giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái “tôi” và cái “ta” của thế hệ này và thế hệ khác.
“Khi hai đứa cầm tay” nghĩa là khi anh và em hòa hợp, gắn bó, yêu thương thì đất nước sẽ trở nên tươi thắm hơn, đẹp đẽ hơn. Câu thơ được tác giả viết rất sâu sắc thể hiện tư tưởng “ hạnh phúc cá nhân là hạnh phúc của cộng đồng. Tình yêu lứa đôi nằm trong hạnh phúc của cộng đồng là cớ sở của tình yêu đất nước như Nguyễn Khoa Điềm cũng đã từng khẳng định:
“ anh yêu em như anh yêu đất nước”
Hay Giang Nam cũng viết:
“ Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những lần trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
Càng yêu em anh càng thêm yêu đất nước đáng trân trọng biết bao cái cử chỉ “cầm tay” xiết chặt tình đôi lứa đẻ chung sức chung lòng dựng xây đất nước.
“Khi chúng ta cầm tay mọi người” đó là cái cầm tay nối vòng tay lớn, đó là cái cầm tay phát huy sức mạnh đoàn kết cộng đồng. Cái cầm tay đó sẽ làm cho đất nước trở lên to lớn, rạng rỡ, huy hoàng, tỏa sáng vĩnh cửu. Thực tế lịch sử đã chứng minh, một dân tộc nhỏ bé như VN nhưng đã từng đánh Tống, đuổi Minh, trừ Thanh, diệt Pháp, đánh Mĩ chói lọi, huy hoàng. Cốt lõi làm nên sức mạnh đó chính là tinh thần đoàn kết dân tộc của con lạc cháu hồng.
Từ hiện tại đất nước “hôm nay” cái nhìn của nhà thơ hướng về viễn cảnh ngày mai của đất nước với một kì vọng sáng ngời tin yêu.
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
“Mai này” giọng thơ ngọt ngào sâu lắng thiết tha khi Nguyễn Khoa Điềm hướng cái nhìn của người đọc về viễn cảnh ngày mai của đất nước. Con ta là hạnh phúc nối dài của đôi ta không chỉ chỉ những đứa con ruột thịt của nhà thơ mà còn chỉ thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước. Con sẽ tiếp tục “gánh vác phần người đi trước để lại” , “con” sẽ “lớn lên”. Hai chữ “lớn lên” thể hiện niềm tin của nhà thơ về sự lớn lên thể chất nhưng quan trọng hơn là về trí tuệ bản lĩnh của nhân dân trên hành trình lịch sử mang đất nước đi ra đến những tháng ngày mơ mộng. Động từ “mang” đứng trước từ đất nước khiến đất nước không còn là một khái niệm trìu tượng, một hình ảnh mơ hồ chung chung mà trở lên hữu hình, hữu thể gắn chặt với bổn phận và tinh thần của lớp cháu con. Hành trình đó thật dài lâu và cao cả không dứt, không nổi, không nối, không ngừng, không nghỉ. Và “ngày mai” là những tháng ngày đất nước vững mạnh tươi đẹp, sánh ngang với các cường quốc năm châu, đất nước không còn chiến tranh bão tố, nghèo nàn, lạc hậu ; chỉ còn lại hạnh phúc và bình yên, tươi đẹp và thơ mộng. Những câu thơ được viết với cảm hứng lãng mạn cách mạng bay bổng cùng với niềm gửi gắm bao tin yêu.,hy vọng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
Những câu thơ ghép lại đoạn bình giảng là những lời tự nhủ tâm niệm chân thành thấm thía của nhà thơ khi nói về sứ mệnh, bổn phận của nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ đối với đất nước :
“Em ơi em đất nước là máu xương của mình
…
Làm nên đất nước muôn đời”
Tác giả liên tục lấy “em” để trò chuyện, để nhấn mạnh một điều giản dị nhưng có nghĩa như một chân lí: Đất nước chính là máu thịt, là sự sống của mỗi chúng ta. Vậy mỗi chúng ta phải có vai trò trách nhiệm dựng xây và phát triển đất nước. Những từ “phải biết…”, “phải biết…”. đi liền với một hệ thống từ ngữu tăng tiến mức độ gắn bó – san sẻ – hóa thân, không phải là những lời hô hào suông khô cứng hay những lí lẽ giáo điều tẻ ngắt mà là mệnh lệnh phát ra từ trái tim của người thanh niên trí thức yêu nước. Họ hiểu rõ được sứ mệnh lớn lao của thế hệ mình là phải đoàn kết với nhân dân, san sẻ chung vai sát cánh với cộng đồng, đồng thời sẵn sàng dâng hiến trọn vẹn hi sinh cho đất nước quê hương. Đặt trong bối cảnh lúc bấy giờ thì đây là tiếng nói có sức cổ vũ khích lệ tuổi trẻ miền Nam nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung, tích cực xuống đường đánh Mĩ. Đó là lời “tự nguyện” của cả thế hệ chúng ta như lời ca của Trương Quốc Khánh:
“ Là người tôi nguyện chết cho quê hương”
Hay:
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”
(Chế Lan Viên)
Với lời thơ tự do, ngọt ngào, đằm thắm như tiếng tâm tình trò chuyện giữa anh và em. Với vốn kiến thức phong phú và khả năng sáng tạo các yếu tố văn hóa dân tộc Nguyễn Khoa Điềm đã giúp chúng ta nhận thức đất nước gần gũi, ngọt ngào, hùng vĩ và trong mỗi con người chúng ta đều có một phần hóa thân của đất nước. “Đất nước” chính là máu xương của mình. Đoạn thơ đã góp một tiếng nói cổ vũ khích lệ tuổi trẻ miền Nam thấy rõ sứ mệnh hiến dâng Tổ quốc để “xuống đường” tham gia vào cuộc đấu tranh của toàn dân tộc, góp phần “Làm nên đất nước muôn đời”.