Hỗn hợp X gồm valin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm metylamin và etylamin. Đốt hỗn hợp E gồm x mol X và y mol Y thu cần 1,17 mol O2. Cho sản phẩm qua bình đựng Ca(OH)2, khối lượng bình tăng 52,88 gam, và có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu cho x mol X tác dụng với dung dịch KOH dư, thấy có m gam phản ứng. Giá trị m là? A. 7,28 B. 8,4 C. 5,04 D. 6,16 lamtamhu.06122000 trả lời 13.06.2018 Bình luận(0)
Cho m gam bột Al vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,8M và AgNO3 1M, sau một thời gian thu được dung dịch X và 3,935m gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 25,6 gam. Giá trị m là A. 16,0. B. 8,0. C. 12,0. D. 9,0.
Hòa tan 24,91 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, ZnCO3, Al trong dung dịch chứa KHSO4 và HNO3 (0,54 mol) thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO2, NO với tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 5 : 6. Nếu cho 10 gam Cu vào dung dịch Y thấy thoát ra 1,568 lít NO2 đồng thời thu được dung dịch T và 0,08 gam chất rắn không tan. Cho tiếp dung dịch Ba(OH)2 dư vào T thu được 190,57 gam kết tủa. Biết Y không chứa muối NH4+. Khối lượng của Al có trong X là? chuhiena trả lời 14.06.2018 Bình luận(0)
Hỗn hợp X gồm Fe và MgO. Hòa tan X vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 0,112 lít khí không màu hóa nâu ngoài không khí (27,3 độ C; 6,6 atm). Hỗn hợp muối cô cạn cân nặng 10,22 gam. a) Xác định khối lượng muối trong hỗn hợp. b) Tính V dung dịch HNO3 0,8M phản ứng?
Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 20,22% khối lượng). Cho 25,32 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí (đktc) NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 15,875 và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Nung muối khan này đến khối lượng không đổi thu được 30,92 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là: A. 106 B. 107 C. 105 D. 103
X là một este không no (có một liên kết đôi C=C) hai chức; Y, Z (MY < MZ) là hai peptit đều được tạo từ alanin va valin; X, Y, Z đều mạch hở. Đun nóng m gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan T và 5,46 gam hỗn hợp hơi Q chứa hai chất hữu cơ no. Đốt cháy hoàn toàn lượng M trên cần 1,815 mol O2. Đốt cháy hoàn toàn T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 20,14 gam Na2CO3 và hiệu số mol giữa CO2 và H2O là 0,02 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q thu được 0,35 mol H2O. Biết (nY + nZ – nX = 0,04); Y và Z hơn kém nhau một nguyên tử N. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp M gần nhất: A. 17% B. 20% C. 15% D. 23%
Hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO và Mg. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỷ khối so với hidro là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104 gam muối khan. Giá trị của m là: A. 27,2 B. 28,8 C. 26,16 D. 22,86
Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 bằng dung dịch chứa H2SO4 và 0,054 mol NaNO3, thu được dung dịch B chỉ chứa 75,126 gam các muối (không có ion Fe3+) và thấy thoát ra 7,296 gam hỗn hợp khí X gồm N2, N2O, NO, H2, CO2 (Trong X có chứa 0,024 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 38,064 gam thì dùng hết 1038 ml dung dịch NaOH. Mặt khác, cho BaCl2 vào dung dịch B vừa đủ để kết tủa hết SO42-, sau đó cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được 307,248 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm khối lượng FeCO3 có trong hỗn hợp A.
Nhiệt phân hoàn toàn 20,52 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Dẫn từ từ hỗn hợp X vào nước (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 lít dung dịch Y và còn lại 0,448 khí (đktc) thoát ra. pH của dung dịch Y là: A. 1,3 B. 2 C. 1 D. 2,3
Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là A. 0,54 mol. B. 0,78 mol. C. 0,50 mol. D. 0,44 mol.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến