Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. (c) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3. (d) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2. (e) Cho 4x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 3x mol H3PO4. (g) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Cho các phát biểu sau: (a) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl. (b) Thêm dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch K2Cr2O7 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng tươi. (c) Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa. (d) Tính oxi hóa của các ion kim loại Fe3+ > Ag+ > Cu2+ > Fe2+. (e) Cr là kim loại cứng nhất, W là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Đốt cháy hoàn toàn 19,3 gam hỗn hợp X gồm metyl fomat, metyl axetat và trimetylamin bằng lượng oxi vừa đủ. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 17,1 gam. Khí đi ra khỏi bình H2SO4 đặc có thể tích 19,04 lít (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của trimetylamin trong X là A. 30,57%. B. 69,43%. C. 38,95%. D. 61,05%.
Nung hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Cu ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch AgNO3, thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho HCl dư vào E, thu được khí NO. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần chất tan trong E là A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3) C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 và AgNO3 B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Al(NO3)3
Cho sơ đồ phản ứng: (1) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2 (2) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2 Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. X2 và Y2 có tính chất hóa học giống nhau là A. tác dụng được với Na. B. bị khử bởi H2 (t°, Ni). C. bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic. D. tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (t°).
Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu, Fe2O3 và CuO, trong đó oxi chiếm 10% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào dung dịch Y gồm HCl 0,74M và NaNO3 0,1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa (m+29,37) gam muối trung hoà và 0,448 lít khí N2 (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,67 mol KOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22,4. B. 20,6. C. 16,2. D. 18,4.
Cho hỗn hợp gồm Na và Ba vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít H2 đồng thời thu được 13,98 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 0,1 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là? A. 10,87 B. 7,45 C. 9,51 D. 10,19 Namedai01 trả lời 13.06.2018 Bình luận(0)
Đốt cháy hết 0,20 mol hỗn hợp X gồm các amin (CnH2n+3N) và amino axit (CmH2m+1O2N) cần dùng vừa đủ 0,75 mol O2, Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,50 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là A. 0,09. B. 0,10. C. 0,08. D. 0,12.
Hỗn hợp E chứa peptit X (tạo bởi glyxin và alanin; có số liên kết peptit nhỏ hơn 7) và este Y mạch hở (được tạo bởi etylen glicol và một axit đơn, không no chưa một liên kết C=C). Đun nóng m gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 23,08 gam hỗn hợp F. Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, N2, 23,76 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Trong phân tử X có ba gốc Gly. B. X chiếm 29,66% khối lượng trong E. C. Khối lượng muối của axit đơn chức trong F là 15,04 gam. D. Giá trị của m là 18,80.
Tổng số hạt trong nguyên tử R là 46. Trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1. Trình bày thành phần cấu tạo nguyên tử Viết ký hiệu nguyên tử R Plexiglas trả lời 13.06.2018 Bình luận(0)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến