1. Thánh Gióng:
-tác giả: Dân gian Việt Nam
-Xuất xứ: Truyện dân gian Việt Nam
-Thể loại: thể loại truyện truyền thuyết.
-PTBĐ chính: tự sự
-Nhân vật chính: Thánh Gióng
-Nội dung: Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hy sinh...
-Nghệ thuật đặc sắc: xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với những chi tiết kì ảo hấp dẫn, li kì.
-Ý nghĩa:Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh:+Thần linh (vết chân)
+Cộng đồng (nuôi cơm)
+Vũ khí bằng sắt (thành tựu kỹ thuật)
+Thiên nhiên, đất nước (tre làng)
2. Sơn Tinh,Thủy Tinh:
-tác giả: Dân gian Việt Nam
-Xuất xứ: Truyện dân gian Việt Nam
-Thể loại: thể loại truyện truyền thuyết.
-PTBĐ chính: tự sự
-Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh
-Nội dung: Con người luôn dựa vào thiên nhiên nhưng phải luôn đấu tranh chống chọi với thiên tai từ thiên nhiên, thủy tinh là đại diện cho thiên tai (lũ lụt). Sơn tinh là đại diện cho lâm tặc, nhìn sính lễ của sơn tinh dâng cho vua mà thấy tội cho núi rừng, không biết bao nhiêu động vật đã bị săn, cây cối bị hạ. Ám chỉ việc phá hoại rừng của con người, hậu quả của việc phá rừng chính con người phải gánh chịu.
-Nghệ thuật đặc sắc: Sử dụng nhiều biện pháp so sánh, nhân hóa.
-Ý nghĩa:
+ Giải thích nguyên nhân cũa hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ
+ Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên cũa ngươi Việt Cổ
+ Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước cũa các vua Hùng
+ Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao
3.Em bé thông minh:
-tác giả: Nguyễn Đổng Chi
-Xuất xứ: Việt Nam
-Thể loại: truyện cổ tích
-PTBĐ chính: tự sự
-Nhân vật chính: em bé thông minh
-Nội dung: Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất.
-Nghệ thuật đặc sắc:
+ Tình huống truyện bất ngờ, thú vị
+ Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng phẩm chất.
+ Cách dẫn dắt sự việc có mức độ tăng dần, cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.
-Ý nghĩa:
+ Câu chuyện đã đem lại tiếng cười hồn nhiên vui vẻ.
+ Thể hiện ước nguyện của người lao động: Mong muốn có người tài giỏi giúp ích cho đất nước
4.Ếch ngồi đáy giếng
-tác giả: Minh Hạnh và Phan Hồng Sơn
-Xuất xứ: Việt Nam
-Thể loại: Tuyện ngụ ngôn
-PTBĐ chính: tự sự
-Nhân vật chính: ếch
-Nội dung: phê phán những kẻ hiểu bt cạn hẹp mà lại huênh hoang,khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không đc chủ quan,kiêu ngạo.
-Nghệ thuật đặc sắc: Xây dựng tình huống nghệ thuật đặc sắc và hình ảnh nhân vật ếch ấn tượng
-Ý nghĩa:
+ Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
+ Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu không phải trả một giá rất đắt. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.
+ Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị
5.Thầy bói xem voi:
-tác giả: Trương Chính
-Xuất xứ: Việt Nam
-Thể loại: truyện ngụ ngôn
-PTBĐ chính: tự sự
-Nhân vật chính: 5 ông thầy bói
-Nội dung: khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự viwwjc phải xem xét chúng 1 cách toàn diện
-Nghệ thuật đặc sắc: nhiều hình ảnh so sánh
-Ý nghĩa: Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.