Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Khi cho 6,72 lít hỗn hợp X (đktc) qua dung dịch brom thấy dung dịch brom mất màu và khối lượng bình brom tăng 4,2 gam. Khí Y thoát ra khỏi bình đựng dung dịch brom có thể tích 4,48 lít (đktc). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 17,6 gam CO2. Ankan trong hỗn hợp X là A. metan B. etan C. etan hoặc metan D. etan hoặc propan
Hỗn hợp khí A chứa hai hidrocacbon, hỗn hợp khí B chứa O2 và O3 (tỉ khối của B so với H2 là 18,4). Trộn A và B theo tỉ lệ 1: 2 về thể tích rồi đốt cháy thi chỉ còn CO2 và hơi H2O theo tỷ lệ 8: 7 về thể tích. Nếu dẫn 5 lít A qua nước brom dư thì thể tích khí còn lại 2 lít. Công thức phân tử của hai hidrocacbon là (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) A. C2H6 và C3H6 B. C2H4 và C3H6 C. CH4 và C2H2 D. C2H6 và C2H4
Cho 37,44 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,5 mol HCl và 0,12 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+), 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thu được 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 220,11 gam kết tủa. Khối lượng (gam) của Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 16,2. B. 13,9. C. 11,6. D. 9,2. nampanama trả lời 07.06.2018 Bình luận(0)
Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol Cu(NO3)2 và 0,12 mol HCl trong một thời gian với cường độ 5A thì ở anot thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (dktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam bột Fe. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất. Gía trị của m là: A. 6,44 B. 3,92 C. 4,48 D. 5,88
Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol Ca(OH)2; y mol NaOH và x mol KOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 32,3 gam muối (không có kiềm dư) và 15 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, tỉ lệ x : y có thể ? A. 2 : 3. B. 8 : 3. C. 49 : 33. D. 4 : 1.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng hết với H2SO4 loãng, dư thu được a gam muối và 3,36 lít hỗn hợp khí Y (đktc), tỉ khối của Y so với H2 bằng 8. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đậm đặc, đun nóng, dư) thì thấy có 2 mol HNO3 phản ứng, thu được 12,32 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Giá trị của A gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 76,5 B. 99,4 C. 85,4 D. 143,1
Cho 13,8 gam hỗn hợp X chứa hai este đơn chức mạch hở tác dung với 250ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp trong đó oxi chiếm 37,03% về khối lượng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 17,32 gam chất rắn Y. Đốt cháy hết 17,32 gam rắn Y thu được a mol CO2, b mol H2O, c mol Na2CO3. Mặt khác cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn dung dịch AgNO3.NH3 đun nóng thu được 4,32 gam Ag. Tỉ lệ a:c là A. 2,5 B. 1,5 C. 2,12 D. 1,12
Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X chứa m gam NaOH và a mol Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Giá trị của m và a lần lượt là A. 64 và 1,2. B. 64 và 0,9. C. 64 và 0,8. D. 32 và 0,9.
Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, Mg, MgO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4 gam hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He là 6,5. Khối lượng của FeSO4 có trong dung dịch Z là A. 26,8 gam. B. 30,4 gam. C. 22,4 gam. D. 30,0 gam.
Lên men 270 gam glucozơ, thu được a gam ancol etylic. Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic trên bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch KOH 0,3M. Mặt khác cho 0,2a gam ancol etylic trên tác dụng với Na dư thì thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của quá trình lên men rượu và lên men giấm lần lượt là A. 80% và 80%. B. 75% và 85%. C. 80% và 90%. D. 90% và 90%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến