Hầu như cho đến nay, vẫn chưa có một bộ sưu tập ảnh nào tổng kết về những năm kháng chiến như vậy. Các tài liệu ảnh chụp các sự kiện, những con người như thế không chỉ là minh chứng của một thời hào hùng, có tác dụng giáo dục tới lớp người Việt Nam kế tiếp, bổ sung cho lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, mà còn là sự liên hệ với nhiều câu chuyện về đời sống hôm nay khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc vẫn là một trong những đề tài quan trọng của văn học nghệ thuật, một trong những công việc rất lớn mà Nhà nước và toàn dân đều phải chăm lo.
Cuốn sách ảnh của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu với hàng trăm tấm ảnh về các hoạt động văn hóa, văn nghệ thời kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, những dòng chú thích do chính người chụp viết bổ sung khiến các sự kiện được nêu trong ảnh như sống trở lại, có đời sống riêng, các chi tiết thuyết phục làm cho người xim hiểu hơn, thấy kỹ hơn những gì mà ống kính máy ảnh đã ghi được. Tuy chưa phải là toàn bộ những tư liệu về cuộc kháng chiến chống Pháp mà tác giả và các thành viên gia đình nhà nhiếp ảnh đang nắm giữ, trong đó một số sách, viện bảo tàng đã trưng bày và sử dụng, cuốn sách cho ta thấy Trần Văn Lưu là người ở chính trong cuộc kháng chiến, tận tụy với nghề, đắm say. Nhiều chi tiết nhỏ của đời sống kháng chiến, sinh hoạt thường nhật của các văn nghệ sỹ đã được tác giả khai thác và lưu giữ. Một phần rất trang trọng của cuốn sách được dành cho các tên tuổi lớn của nền văn nghệ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, trong đó có những người được vinh danh giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước, người lãnh đạo các chuyên ngành nghệ thuật ở Trung ương, từ văn, thơ, nhạc, kịch sân khấu, mỹ thuật, ... là những người có tiểu sử vẻ vang được nhân dân biết đến trên các phương tiền truyền thông đại chúng nhưng ở trong sách này họ lại trở nên khác lạ bởi hầu như chỉ qua ống kính Trần Văn Lưu, chúng ta mới biết được nhà văn hóa lớn ấy trước đây đã làm gì, ở đâu ? Cai khoảnh khắc dung dị đầy cảm xúc của nhân vật như thế rất khác với các ảnh thẻ đại biểu, ảnh chứng minh hộ chiếu. Cùng một lứa, cùng sống, cùng hoạt động và cùng chia sẻ, nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu và các “Cây đa, cây đề” của nền văn nghệ kháng chiến Cách mạng Việt Nam là những người đồng đội, bạn bè thân thiết. Một số nghệ sỹ tài năng khác vì những lý do nào đó đã vắng bóng hoặc ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thời gian qua nay đã có mặt khi cuốn sách của Trần Văn Lưu xuất bản, vài năm sau khi tác giả qua đời.
Một đơn vị xe cơ giới diễu qua phố cho thấy bộ đội ta đã trưởng thành vượt bậc qua chín năm kháng chiến
Trên đường công tác trong kháng chiến, ông Trần Văn Lưu mang theo trên lưng bao đồ nghề từ máy ảnh, thuốc in tráng phim, làm ảnh đến máy phóng ảnh
Ông Trần Văn Lưu là một trong số những người mở đường của nhiếp ảnh Việt Nam sau ngày đất nước giành độc lập, phụ trách bộ môn nhiếp ảnh, có quan hệ với hầu như bất cứ ai hoạt động văn nghệ trên chiến khu Việt Bắc, là người trong thời bình đã vừa làm nghề ảnh dịch vụ, lo toan cho cuộc sống gia đình vất vả, vừa là người làm tuyên truyền qua hình ảnh. Các hình ảnh chụp Hà Nội năm 1954 với góc nhìn sắc xảo như những bức tranh hoành tráng, lộng lẫy về đoàn quân chiến thắng trở về, dân và bộ đội ngập tràn niềm vui thắng lợi, chân dung các văn nghệ sỹ các thế hệ tràn đầy sự lạc quan. Cuốn sách là một bộ sưu tập đúng nghĩa của một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp đúng nghĩa về một vấn đề rất lớn: Văn nghệ thời chiến, của một chuyên đề rất lớn, cuộc chiến tranh chống Pháp 9 năm, chiến tranh nhân dân.
Chân dung họa sỹ Nguyễn Sáng với ánh nhìn chất chứa nỗi niềm
Chân dung họa sỹ Bùi Xuân Phái do Trần Chính Nghĩa - con trai nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu chụp năm 1984
Cuốn sách ra đời vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21 mãi sau khi nhà nhiếp ảnh qua đời như một hiện hữu sinh động những đóng góp của một người cầm máy ảnh tận tụy với Tổ quốc, một công dân xuất sắc, một người làm nghề ảnh thật đáng kính trọng.
Họa sỹ Tạ Thúc Bình cùng 2 người con của Trần văn Lưu tại Triển lãm Hội họa Việt Nam năm 1951 tại chiến khu Việt Bắc
V.H (Số 4, tháng 4/2019)
CHIA SẺ / SHARE:BÀI VIẾT LIÊN QUAN / RELATED ARTICLESÝ KIẾN - THẢO LUẬN / COMMENTS:MỜI BẠN THẢO LUẬN / COMMENTS:
Họ tên:
Email:
Capcha
(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)
BÀI TRƯỚC / PREV POSTBÀI KẾ TIẾP / NEXT POSTTIN TRONG NƯỚC / VN NEWSCông bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Cục Trưởng Cục Mỹ...Lễ khai mạc và trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020Triển lãm ảnh các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt NamSắc thái mới Mỹ thuật Việt NamGiấy mời Triển lãm ảnh “Các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của...Giấy mời Lễ Khai mạc và trao Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam...XEM TOÀN BỘTIN QUỐC TẾ / WORLD NEWSBảo tàng Louvre trưng bày xuyên đêm những kiệt tác của LeonardoLần đầu tiên Triển lãm ảnh báo chí thế giới tại hồ Hoàn KiếmĐiểm tin mỹ thuật nhiếp ảnh thế giới – từ ngày 20 đến 26/5/2019Điểm tin mỹ thuật nhiếp ảnh thế giới – từ ngày 13 đến 19/5/2019Điểm tin mỹ thuật nhiếp ảnh thế giới – từ ngày 22 đến 28/4/2019Nhiếp ảnh gia Việt Nam tạo ấn tượng trong cuộc thi ảnh ở AnhXEM TOÀN BỘTRANG CHỦGIỚI THIỆUTIN TỨC SỰ KIỆNMỸ THUẬTNHIẾP ẢNHTRIỂN LÃMTRUNG TÂM GĐ & TL TP MTNATRAO ĐỔIVĂN BẢNLIÊN HỆBản quyền Website thuộc Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Chịu trách nhiệm nội dung: Th.S Mã Thế Anh
Địa chỉ: 38 Cao Bá Quát, Ba Ðình, Hà Nội | Điện thoại: 04-37347524. Fax: 04-37347459
Email: mythuatnhiepanh@gmail.com
Ghi rõ nguồn Website http://www.ape.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ trang web này.
Powered by ITMEDIA