Ai xa quê hương trong lòng cũng nhớ. Nhớ về quê hương, người ta nhớ về cây đa bến nước sân đình – những sự vật thân quen gần gũi. Nhớ về quê hương, người ta cũng có thể nhớ về cây tre nơi rìa làng ngày ngày vươn cao như khí chất con người dũng cảm. Nhưng với riêng tôi, tôi nhớ về cây bưởi “sau nhà ngan ngát hương thơm”. Bưởi có thể không phải là một loài cây quá tiêu biểu cho làng quê, nhưng cũng là một loài cây quen thuộc nhiều giá trị.
Bưởi là một loài cây thuộc chi Cam chanh, có tên khoa học là Citrus grandis Osbeck, bắt nguồn từ khu vực châu Á và dần trở thành một loài cây khá phổ biến ở Việt Nam
Về đặc điềm cấu tạo, bưởi là loại cây lâu năm, thuộc dạng thân gỗ, một cây trưởng thành có độ cao từ 3 – 4m. Khi còn non, thân và cành thường có màu xanh sẫm, khi lớn lên, thân cây to, rộng và chuyển sang màu xám nâu. Cây có nhiều cành, nhánh mọc từ thân chính, trên cành có những gai dài và nhọn, đây chính là điểm đặc biệt của loại cây này so với các cây ăn quả . Lá bưởi màu xanh sẫm, to bằng nửa bàn tay, hình trứng, hai đầu lá tù, dìa cánh to. Nụ hoa bưởi trắng, hình tròn hơi bầu, hoa mọc thành từng chùm từ 6 -10 bông. Từng cánh hoa trắng nhỏ, mỏng manh chụm vào khi còn non và nở bung khi đúng thời điểm, tỏa ra hương thơm ngan ngát. Rễ bưởi thuộc dạng rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất để nuôi cây. Quả bưởi có dạng hình cầu, quả khi còn non thường có màu xanh nhẵn nhụi, khi chin, bưởi ngả màu vàng đẹp mắt. Cùi bưởi gần vỏ, màu trắng, sau lớp cùi bưởi chính là các múi bưởi. Một quả bưởi thường gồm nhiều múi nhỏ hơn, trong múi có những tép bưởi, mọng nước, chua ngọt thanh dịu
Ở Việt Nam có nhiều loại bưởi khác nhau, tuy nhiên, một số giống nổi tiếng được biết đến như bưởi năm roi, bưởi da xanh, bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn,… Bưởi năm roi có dạng quả lê, khi chin quả ngả vàng, bề mặt quả hơi nhám, vỏ dày. Tép bưởi dễ tách, nhiều nước, thịt mềm, vị chua nhẹ và rất ít hạt. Giống bưởi này cho năng suất rất cao từ 280 đến 300 quả / cây/ năm. Bưởi da xanh có đặc tính là từ khi còn non đến khi đã chín quả vẫn giữ màu xanh không đổi. Đây là giống cây đặc sản tỉnh Bến Tre và vùng Đồng bằng sống Cửu Long. Bưởi kích thước khá lớn, vỏ mỏng. Một quả có từ 13 – 14 múi, thịt quả ngọt, ít hạt hoặc không hạt. Bưởi Đoan Hùng là giống bưởi ngọt trồng lâu đời ở Đoan Hùng (Phú Thọ). Bưởi có vỏ mỏng, khi chín có màu vàng, ăn có vị ngọt, thơm mát. Bười Diễn có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng song có mã đẹp hơn, cây sinh trưởng khỏe, múi bưởi dày và mọng nước, quả có vị mát thanh, ngọt dịu.
Loài cây ăn quả này mang nhiều giá trị với đời sống con người. Thân cây có thể dung làm thành than củi, chất đốt, có thể dung để trồng nấm,..Lá cây có thể được đun nấu với các loại thảo dược khác: xả,…để xông chữa những bệnh cảm cúm, lá khô còn có thể trở thành chất đốt. Hoa bưởi thơm được ướp cho hương chè thêm thanh nồng, giúp thanh tỉnh tâm hồn người. Qủa bưởi có thể dùng ăn trực tiếp bởi đó là loại quả có nhiều chất xơ, vitamin, ngừa ung thư, ngừa sỏi thanaj. Ngoài ra có thể dung làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn hấp dẫn khác: cùi bưởi dung để nấu chè, bưởi có thể làm nước ép, tinh dầu. Vỏ hạt bưởi có thể dung làm thuốc cầm máu. Ngay cả gai bưởi từ xưa cũng được dung để các bà các mẹ xỏ lỗ tai hay dung để khêu ốc,… Ngày nay, bưởi còn được trồng như một thú chơi, làm cây cảnh hay quả được bày biện trong nhiều mâm ngũ quả, không thể thiếu mỗi dịp lễ tết hay ngày rằm.
Bưởi là một loại cây ăn quả tương đối dễ trồng nên có thể trồng bưởi quanh năm. Tuy nhiên, để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nên trồng cây và khoảng tháng 5 đến tháng 6. Cây bưởi dễ sống, ta không cần chăm sóc quá nhiều chỉ cần tưới nước hàng ngày và lựa chọn đất phù hợp, thường là những loại đất có khả năng thoát nước tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển sau này. Ngoài ra, cần sát sao phòng tránh những loại sâu bệnh cho cây,nên tỉa cành lá,…giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
Không chỉ gắn bó mật thiết trong cuộc sống, trở thành một người bạn thân thuộc, một nét đẹp đặc trưng của làng quê Việt Nam xưa, cây bưởi còn đem đến những giá trị tinh thần khi không ít lần trở thành niềm cảm hứng:
“Bởi vì hoa bưởi ngát hương
Nên tôi hái tặng người thương gội đầu
Để hồn lạc bước vào nhau
Hương thơm quấn quýt nhớ nhau suốt đời.”
Hương bưởi thơm đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, đó như hương thơm tượng trưng cho những người yêu nhau thầm lặng:
“Khung cửa sổ hai nhà cuối phố,
Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ,
Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp,
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa
….
Nào ai đã một lần dám nói
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối”
Để rồi cũng từ hương bưởi vấn vương ấy, bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát da diết, nói hộ nỗi lòng gái trai thời trước. Bưởi còn đi vào thơ ca nhạc họa, là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ.
Cây bưởi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Nó là loài cây gần gũi, gắn bó thân thiết với đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Là loài cây có nhiều giá trị, ở nơi đâu cây bưởi cũng luôn được yêu quý, chăm sóc, bảo vệ.
Đối với riêng tôi, cây bưởi có gắn với những nỗi niềm riêng, tôi nhớ những lần trèo cây hái hoa cài lên mái tóc, nhớ những lần bẻ gai bưởi để chụm đâu khêu mẻ ốc luộc mà chúng tôi mới bắt từ mương, nhớ những lần tách vỏ hạt làm khuyên tai cùng đám bạn,…Bưởi trong tiềm thức của tôi đã và sẽ luôn là người bạn thưở ấu thơ đẹp đẽ.
xin ctlhn ạ!~!