Bài Làm:
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng tài ba mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã để lại rất nhiều bài thơ hay nhưng bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là bài Cảnh Khuya. Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp tại núi rừng Việt Bắc. Qua bài thơ, ta thấy vẻ đẹp huyền ảo và tâm hồn yêu nước, yêu thiên nhiên tha thiết của Người.
Cảnh khuya là một áng thơ tứ tuyệt kiệt tác mang vẻ đẹp Đường thi. Lời thơ giản dị, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, mang nhiều giá trị biểu cảm. Nét đặc sắc của bài thơ là cảm hứng thiên, trữ tình và cảm hứng yêu nước. Bốn câu thơ miêu tả cảnh khuya núi rừng Việt Bắc, qua đó thể hiện trọn vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh: tâm hồn nghệ sĩ kết hợp hài hòa với phẩm chất chiến sĩ
Ở hai câu thơ đầu, cảnh đêm trang rừng Việt Bắc hiện leneem đềm, mơ mộng:
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"
Đọc câu thơ, êm cảm thấy yêu thích cảnh thiên nhiên ở Việt Bắc. Khung cảnh nơi đây thật nhẹ nhàng, êm đềm: xa xa vẳng lại tiếng suối như tiếng hát... Nghệ thật so sánh "tiếng suối" với "tiếng hát xa" của Bác thật đắc sắc. Nếu Nguyễn Trãi ví tiếng suối với tiếng đàn: " Côn Sơn suối chảy rì rầm- Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"- Bài ca Côn Sơn, thì nay Bác ví tiếng suối với tiếng hát. Tiếng suối là một âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay đc so sánh với" tiếng hát" của con người bỗng trở nên trong trẻo, gần gũi và ấm áp. Sự so sánh liên tưởng vừa làm nổi bật nét tương đồng, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tin người nghệ sĩ. Tiếng suối như tiếng hát, Tiếng suối trở nên hiền hòa, thắm thiết quá. Nó mang lại hơi ấm cuộc sống con người, nó gần gũi sống động. Chính nhờ tiếng suối, ta mới cảm nhận dược rừng Việt Bắc rất yên tĩnh.
Thiên nhiên càng đáng yêu hơn nữa khi em được thưởng thức vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng: có dáng hình vươn tỏa rộng của vòm cổ thụ trên cao lấp lowangs ảnh trăng. Có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những hình bông hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng - tối, trắng- đen, mà tạo nên vẻ lung linh, vừa chập chờn mà ấm áp, vừa hòa hợp lại quấn quýt bới âm hưởng của hai từ" lồng" trong một câu thơ. Bác quả là một người đa cảm và có một tâm hồn vô cùng phong phú. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật mơ mộng kết hợp với nhạc tạp nên một bức tranh đầy sinh động.
Như trên đã nói, bài thơ không chỉ vẽ ra bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc mà còn là một bức tranh tâm trạng. Tâm trạng của Người đc thể hiện rõ ở 2 câu thơ tiếp theo:
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"
Tiếng suối, ánh trăng, cổ thụ, hao rừng và bống người đã tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về vẻ đẹp mang hơi ấm và sức sống của quân dân kháng chiến. Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì ánh trăng, vf sự cuốn hút của thiên nhiên, nhưng Người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì:
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Cụm từ" Chưa ngủ" được lặp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như một bản lền khép kín mở ra hai tâm trang. Bác chưa ngủ không chỉ vì ánh trăng đẹp mà còn chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước. Hóa ra, trong bất cứ thời điểm nào, trong thời điểm nào, Bác luôn canh cánh bên longftrachs nhiệm nặng nề của một vị lãnh tụ Cách mạng. Tâm trạng đó của Bca khiến chúng ta vừa cảm phục, vừa xúc động. Một tâm hồn vĩ đại, một trái tim vĩ đại của một con người dành cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam. Ba tiếng" nỗi nước nhà" vang lên trong câu thơ thật xúc động. Đí là lòng yêu nước vĩ đại của một trái tim suốt đời" chỉ biết quên mình cho hết thảy". Sự hy sinh cao cả của Người mãi mãi đẻ lại trong lòng bao thế hệ lòng biết ơn và cảm xúc sâu sắc.
Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã kể lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này, ta càng hiểu rằng, trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ đc thái độ bình tĩnh, chủ động như vậy. Mặc dù ẩn trong phong thái ung dung, tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời bảy mươi chính năm, Bác Hồ có biết bao đêm ko ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiên chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ys thức ấy ở Bác ko chút nào xao lãng.