Thế giới nhắc đến Việt Nam không thể không nói đến nón lá, phở và đặc biệt là áo dài. Áo dài là trang phục truyền thống, là một trong những yếu tố văn hóa thời trang đặc trưng của Việt Nam, mang lại những giá trị tốt đẹp và to lớn.
Phiên bản ban đầu của áo dài là chiếc áo ngũ thân xuất hiện từ thời chùa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Ngoài với tham vọng cả Đàng thống nhất về mặt trang phục, vì thế áo ngũ thân có hai phiên bản dành cho cả nam và nữ. Với đàn ông khi làm việc, áo ngũ thân gây bất tiện nên được phép xẻ tà. Trải qua nhiều thời kỳ từ vua Minh Mạng thời Nguyễn đến hiện tại, áo dài có nhiều đổi mới về mặt thiết kế, quy định mặc ngày càng hoàn thiện hơn.
Áo dài Việt Nam có rất nhiều kiểu từ kiểu cổ xưa đến những kiểu cách tân trong thời kỳ cận đại và hiện đại như áo ngũ thân, áo dài Trần Lệ Xuân, áo dài cách tân….Áo ngũ thân là kiểu dáng đầu tiên của áo dài Việt Nam, là loại áo lập lĩnh ngắn tay, áo được khâu liền từ phần nách trở xuống, không xẻ tà, vì thế với đàn ông phải lao động khi mặc áo ngũ thân có thể vướng víu, gây bất tiện cho công việc. Từ áo ngũ thân, áo dài được cách tân trở thành áo dài tân thời với bộ cánh nổi bật áo dài Trần Lệ Xuân với phần cổ áo được cắt khoét, cổ thuyền tạo sự thoải mái, giảm bí bức cho người mặc, nhất là Nam Bộ quanh năm nóng nực, loại cách tân này được áp dụng phổ biến đến ngày nay. Tiếp tục một lần cải cách áo dài, áo dài cách tân vừa giữ nét đẹp truyền thống vừa mang những nét rất hiện đại, người mặc có thể chọn lựa nhiều kiểu mẫu, nhiều chất liệu, kết hợp áo dài với váy hay áo dài có tà ngắn,…..
Mặc dù áo dài có nhiều kiểu khác nhau song chúng đều mang những đặc điểm, cấu tạo giống nhau. Áo dài có cấu tạo gồm bốn phần: phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo và quần trong. Phần cổ áo thường là loại cổ khoét tròn, ngoài ra còn có nhiều kiểu cổ như cổ trái tim, cổ chữ U,… đa dạng hơn so với áo ngũ thân chỉ có kiểu cổ cao, kín và khó di chuyển. Thân áo dài tính từ vai đến phần eo người mặc, tay áo may dài đến cổ tay hoặc áo tay lỡ và bó sát vào người mặc, thân áo thường được thêu họa những hình thù tinh tế, đẹp mắt. Từ phần eo trở đi, áo dài được chẻ làm hai tà gồm tà trước và tà sau, tà trước có kích thước ngắn hơn tà sau, tà thường dài không quá bàn chân hoặc có tà thiết kế dài chưa đến đầu gối, mép tà vuông vắn. Ngoài phần áo, người mặc cần kết hợp thêm quần mặc bên trong, quần trong thường khá rộng và thoải mái, không bó sát vào chân gây bí bức cho người mắc, áo dài cách tân hiện nay người mặc có thể kết hợp áo dài với váy ngắn, quần trong kích thước vừa phải, qua đầu gối. Ngoài ra, áo dài cho nữ và áo dài cho nam có sự khác biệt nhẹ, áo dài nam phần thân áo có thêm hàng cúc 5 chiếc được đính chéo qua ngực, thân suông, không bó sát vào người mặc tạo sự đĩnh đạc, lịch lãm cho phái nam.
Có thể nói, áo dài mang lại nhiều giá trị sử dụng, văn hóa và tinh thần cho người dùng nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. Áo dài hiện nay hầu hết người mặc là phụ nữ, giúp tôn lên vóc dàng mềm mại, nét dịu dàng của người con gái Việt Nam. Áo dài thường được mặc vào các ngày lễ, tết cổ truyền, những dịp hội họp quan trọng của địa phương, tổ chức hay của toàn dân. Với những loại áo dài cách thân, trung hòa nét truyền thống và nét hiện đại năng động, người dùng có thể mặc áo dài đi làm, đi chơi mà không gây bất tiện. Về giá trị tinh thần, áo dài là quốc phục Việt Nam, là niềm tự hào của người dân với thế giới về một nét văn hóa truyền thống, bản sắc rất riêng của người Việt Nam. Áo dài đã được rất nhiều bạn bè quốc tế mặc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Tuy hiện nay, áo dài không được sử dụng mặc thường xuyên như trang phục thường ngày như thời xưa nhưng những giá trị mà áo dài mang lại luôn được gìn giữ, phát huy và để lại dấu ấn trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam.