Câu 1:
- Di chuyển: Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển .
- Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trừ (nhỏ hơn) và điểm mắt (cạnh gốc roi). Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng
-Dinh dưỡng
+ Ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vần sông được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi ả dị dưỡng).
+ Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
- Sinh sản: Nhân nằm ở phía sau cơ thể, khi sinh sản, nhân phàn đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.
Câu 2:
- Giống:
+ Sống tự dưỡng (có khả năng quang hợp) nhờ có diệp lục
+ Tế bào có nhân, màng sinh chất, diệp lục, không bào
- Khác:
+ Trùng roi: có khả năng dị dưỡng khi sống ở môi trường không ánh sáng, có roi, điểm mắt và có khả năng di chuyển.
+ Thực vật: chỉ sống tự dưỡng, không có khả năng di chuyển
Câu 3:
- Sự phát triển:
+ Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người.
+ Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng và sinh sản rất nhanh.
- Hại:
+ Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây ra chảy máu.
+ Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, dẫn đến mất nước nhanh, thiếu máu, suy kiệt sức lực và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
- Cách phóng tránh:
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân
+ Rửa tay trước khi ăn
+ Sơ chế thực phẩm thật kĩ
+ Ăn chín uống sôi.
-HỌC TỐT-