Câu 1: Hệ vận động
+ Cơ và xương
+ Giúp cơ thể vận động
Hệ tiêu hoá
+ Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá
+ Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Hệ tuần hoàn
+ Tim và hệ mạch
+ Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô
+ Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào
Hệ hô hấp
+ Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi
+ Giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2)
Hệ bài tiết
+ Thận, ống dẫn nước tiểu, tuyến mồ hôi.. và bóng đái
+ Bài tiết nước tiểu, chất thải
+ Duy trì tính ổn định của môi trường trong
Hệ thần kinh
+ Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh
+ Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh.
- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có da, các giác quan, các hệ cơ quan là hệ sinh dục giúp duy trì nòi giống, hệ nội tiết giúp điều khiển, điều hoà quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng hoocmôn.
Câu 2:
Cấu tạo một xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương
+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
Hình 8-1. Cấu tạo xương dài Hình 8-2. Cấu tạo đầu xương dài (xương đùi)
Chức năng của xương dài:
Đầu xương
- Sụn bọc đầu xương
- Mô xương xốp gồm các nan xương
- Giảm ma sát trong khớp xương
- Phân tán lực tác động
- Tạo các ô chứa tủy đỏ
Thân xương
- Màng xương
- Mô xương cứng
- Khoang xương
- Giúp xương phát triển to bề ngang
- Chịu lực, đảm bảo vững chắc
- Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn