Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Thí nghiệm nào sau đây ứng với đồ thị trên? A. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2. B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Al(NO3)3. C. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH. D. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Zn(NO3)2.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đốt dây sắt trong khí clo. (b) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư). (d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (e) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II)? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Hỗn hợp A chứa một axit RCOOH (X), một ancol 2 chức R’(OH)2 (Y) và một este hai chức (R”COO)2R’ (Z), biết X, Y, Z đều no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol A cần 10,752 lít khí O2 (đktc). Sau phản ứng thấy khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng của H2O là 10,84 gam. Nếu cho 0,09 mol A tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 4 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác, 14,82 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol duy nhất là etylen glycol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12,15. B. 16,15. C. 13,21. D. 9,82.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước thu được 3,024 lít khí (đktc), dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch CuSO4 dư, kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch có khối lượng giảm đi 1,38 gam. Cho từ từ 55 ml dung dịch HCl 2M vào Y thu được 5,46 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,20. B. 7,21. C. 8,58. D. 8,74.
Cho 12,55 gam hỗn hợp rắn X gồm FeCO3, MgCO3 và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 và NaNO3 (trong đó tỷ lệ mol của H2SO4 và NaNO3 tương ứng là 19:1) thu được dung dịch Y (không chứa ion NO 3-) và 2,464 lít khí Z (đktc) gồm NO, CO2, NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 239/11. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH đến khi thu được kết tủa cực đại thấy có 0,37 mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, khi cho dung dịch Y tác dụng dung dịch NaOH dư đun nóng không thấy khí bay ra. Phần trăm về khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 46,2 %. B. 40,63 %. C. 20,3 %. D. 12,19 % Tas.onglao trả lời 14.04.2018 Bình luận(0)
X là trieste có CTPT CmH2m–6O6 được tạo từ glixerol và hỗn hợp các axit cacboxylic, trong đó có axit Y thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Đem đốt cháy hết 10,6 gam hỗn hợp E gồm X và Y rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình nước vôi trong dư thấy tạo thành 50,0 gam kết tủa. Mặt khác, cho 26,5 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch F chứa 36,0 gam muối. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, giá trị khối lượng muối kali của axit Y có trong hỗn hợp F có thể là A.18,6 gam B. 20,7 gam C. 24,8 gam D. 25,6 gam
Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tiến hành phản ứng este hóa hỗn hợp Y chứa các chất trong X và glixerol thu được hỗn hợp Z gồm các chất hữu cơ (không còn chất nào trong Y) và nước. Chưng cất toàn bộ lượng nước trong Z thì thu được 14,78 g hỗn hợp T, đốt cháy toàn bộ T sinh ra 27,28 gam CO2. Nếu cho toàn bộ lượng Z trên qua bình đựng Na dư thì thoát ra 2,688 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn trong X là A. 69,57% B. 58,50% C. 33,87% D. 40,27% ledacthuong2210 trả lời 01.06.2018 Bình luận(0)
Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn thu được dung dịch chỉ có NaOH. (b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng thu được Al và Cu. (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuCl2 và HCl có hiện tượng ăn mòn điện hóa. (d) Kim loại có độ cứng lớn nhất là W có thể cắt được thủy tinh. (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. (f) H2S có thể tác dụng được với dung dịch FeSO4. (g) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. Số phát biểu không đúng là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 (oxi chiếm 25% khối lượng). Cho m gam X vào dung dịch gồm H2SO4 2M và KNO3 1M, thu được dung dịch Y chứa 38,05 gam muối trung hòa và 0,03 mol NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho 140 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, thu được dung dịch Z. Cô cạn Z rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp khí và hơi T (các phản ứng thực hiện trong khí trơ). Tỉ khối của T so với He gần giá trị nào nhất sau đây? A. 9. B. 10. C. 8. D. 11.
Hòa tan hoàn toàn 15,74 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 26,04 gam chất tan và 9,632 lít khí H 2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là: A. 17,15% B. 20,58% C. 42,88% D. 15,44%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến