1/Từ kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2 em có suy nghĩ:
- Căm ghét chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đả đảo chiến tranh
- Cần phải ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.
- Thương xót cho những người dân vô tội và những người lính của dân ta
- Cần giải quyết mâu thuẫn
- Phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến
2/
*Ý nghĩa lịch sự của cuộc cách mạng tháng 10 Nga:
- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến
- Tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động
- Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Làm thay đổi cục diện thế giới
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
3/
*Về nông nghiệp:
-Công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp.
- Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều.
- Nạn mất mùa. đói kém thường xảy ra.
*Về công,thương nghiệp:
- Công,thương nghiệp đã phát triển, máy móc được sử dụng trong sản xuất.
4/Vì máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới,làm giảm sức lao động cơ bắp của con người,làm cho năng suất lao động tăng và dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.
5/
*Cách mạng công nghiệp làm cho:
- Kinh tế:
+Những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp và giao thông vận tải.
- Xã hội:
+ Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
6/*Nguyên nhân:
- Do bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề
- Công nhân phải làm việc nhiều giờ (14-l6h/ngày), nặng nhọc mà tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém.
7/Những nét lớn về phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX:
*Đầu thế kỉ XIX:
- Đập phá máy móc.
- Bãi công
Nội dung chủ yếu:
- Phá máy móc, đốt công xưởng.
- Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Kết quả:
- Thành lập các công đoàn.
*Năm 1831:
Phong trào:
- Khởi nghĩa công nhân dệt tơ ở Li-ông (Pháp).
Nội dung chủ yếu:
- Đòi tăng lương giảm giờ làm.
- Đòi thiết lập chế độ cộng hòa.
Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
*Năm 1844:
Phong trào:
- Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din (Đức).
Nội dung chủ yếu:
- Chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ
Kết quả
- Khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu.
*Năm 1836- 1847:
Phong trào:
- “Phong trào Hiến chương” ở Anh.
Nội dung chủ yếu:
- Mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị .
- Đòi quyền bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm.
Kết quả
- Phong trào bị dập tắt nhưng đã mang rõ tính chất quần chúng rộng lớn, có tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.