Cấu hình e của \(Na\) là: \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^1}\)
Cấu hình e của \(O\) là: \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^4}{\text{ }}\)
Từ \(Na\) lên \(Na^+\) cho 1e; từ \(O\) xuống \(O^{2-}\) nhận 2e.
Do đó 2 ion này đều có cấu hình e là \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}\)
Vậy 2 ion này đều có cùng số e, nên bán kính của chúng phụ thuộc vào điện tích hạt nhân.
\(Na\) có \(Z=11\) trong khi đó \(O\) có \(Z=8\)
Suy ra \(Na^+\) chứa \(11p\); \(O^{2-}\) chứa \(8p\)
Cùng một số e mà điện tích hạt nhân lớn hơn thì bán kính sẽ bé hơn (do điện tích dương hút điện tích âm lại)
Vậy bán kính của \(O^{2-}\) > \(Na^+\)