***DÀN Ý:
I/MB:
- Dẫn dắt, giới thiệu và trích dẫn bài thơ "bánh trôi nước".
( nói được và khái quát được một số thông tin về Hồ Xuân Hương, nội dung của bài thơ,...).
II/ TB:
( Phân tích theo hai phương diện là vẻ đẹp và số phận của những người phụ nữ).
`1.` Vẻ đẹp hình thức và tấm lòng của người phụ nữ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn".
- Sử dụng đại từ xưng hô "thân em".
- Sử dụng vô cùng tinh tế khéo léo giữa hai tính từ "trắng,tròn" và điệp ngữ "vừa".
`=>` Khẳng định vẻ đẹp của những người phụ nữ thời phong kiến : nước da trắng trẻo, cơ thể đầy đặn, tràn đầy sức sống, tự tin và duyên dáng.
"Rắn nát.......
............tấm lòng son".
* Ở phần này tập trung phân tích vẻ đẹp qua cụm từ "tấm lòng son" ( chú ý không lạc sang số phận ở câu "rắn nát...").
`->` Vẻ đẹp về tấm lòng của những người phụ nữ phong kiến, đó là tấm lòng thủy chung, son sắt ( tam tòng tứ đức; công, dung, ngôn, hạnh...).
• Đưa một số câu để chuyển sang ý `2`.
`2.` Số phận, cuộc đời của những người phụ nữ phong kiến.
"Bảy nổi ba chìm với nước non".
- Sử dụng thành ngữ "bảy nổi ba chìm".
`->` Cuộc sống, số phận kênh đênh, phiêu dạt, không có nơi cố định , không nơi nương tựa và bị cả xã hội dè bỉu, lúc "nổi" lúc "chìm",...
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
- Sử dụng cặp từ trái nghĩa "Rắn >< nát".
`->` Số phận, cuộc đời của họ luôn bị người khác định đoạt, sắp đặt và họ luôn phải nghe theo, tuân lệnh những gì mà xã hội phong kiến sắp đặt lên cuộc sống của mình, nói đúng hơn họ là những con người "thấp cổ bé họng",...
`=>` Số phận cuộc đời của họ rất đáng thương, đau khổ, khổ cực, bi đát và vô cùng éo le, thật giống với câu "hồng nhan, bạc phận,..."
•Mở rộng vấn đề phê phán lối sống bất công, trọng nam khinh nữ của xã hội xưa.
III/KB:
- Chốt lại vấn đề nghị luận ( khái quát lại ngắn gọn nội dung về vẻ đẹp, số phận những người phụ nữ thời phong kiến).