Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ "Ông đồ", hình ảnh hoa đào xuất hiện cùng ông đồ mỗi dịp Tết đến xuân về hiện lên thật đẹp:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.
Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện cùng mực tàu giấy đỏ. Những cành đào nở rộ, hình ảnh ông đồ phác những nét chữ thật điêu luyện cùng những bước chân qua lại rộn rang tạo nên một bức tranh thật giàu màu sắc. Ông đồ cùng với mực tàu giấy đỏ đã trở thành một hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu tạo nên nét đẹp văn hóa cổ truyền ngày tết, hình ảnh ông đồ đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Ở khổ thơ một, ta thấy hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau, soi chiếu, tôn vinh lẫn nhau. Sắc hoa đào rực rỡ hòa cùng sắc thắm tươi của tờ giấy đỏ. Nếu hoa đào làm cho cảnh sắc mùa xuân them rực rỡ, tươi tắn thì ông đồ với mực tàu giấy đỏ lại là một nét bút tô điểm cho mùa xuân them thiêng liêng, ấm cúng…