A. ÔN TẬP:
1. Trong khoảng thời gian nhà Minh cai trị nước ta, nhà Minh đã làm cho :
-Sự khủng hoảng của xã hội trở nên sâu sắc.
-Đất nước bị tàn phá, lạc hậu.
-Nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.
-Chế độ thống trị của nhà Minh ko thể tiêu diệt được lòng yêu nước của nhân dân ta.
=>Với lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.
2. *Quá trình nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở Thanh Hóa
-Mùa xuân năm 1418, người anh hùng Lê Lợi đã cùng với 50 tướng văn tướng võ và một số chí sĩ phất cờ khởi nghĩa. (Lúc này, quân Minh cai trị đất nước ta với hơn 5 vạn quân lính với chế độ hà khắc và tàn bạo)
-Do lực lượng quá chênh lệch cũng như điều kiện khó khăn, nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh vây đánh, phải chạy lên núi Chí Linh.
-Trong một lần quân Minh vay gắt tại núi Chí Linh, tướng sĩ Lê Lai phải đóng giả Lê Lợi để nhử quân Minh giúp nghĩa quân có đường thoát.
-Năm 1422, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh .
-Đến năm 1423, khi lực lượng đã củng cố, lấy lí do sứ giả bị quân Minh bắt giữ, Lê Lợi cắt đứt giảng hòa. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn mới.
*Nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nam:
-Năm 1424, Lê Lợi quyết định đưa quân vào vùng Nghệ An.
-Nghĩa quân Lam Sơn đánh bại thành Đa Căng.
-Đánh lui quân cứu viện của Cầm Bành.
-Tướng quân Minh là Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút về thành cố thủ .
-Tháng 5 năm 1425, Đinh Liệt đem quân đánh Diễn Châu.
-Quân Minh bị thua phải rút về thành để cố thủ.
=>Các thành trì từ Thanh Hóa đều bị Lê Lợi làm chủ từ cuối năm 1425.
Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông Quan
- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.
- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.
- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.
=> Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
3.Nguyên nhân thắng lợi:
-Tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu, ý chí quyết tâm và bất khuất trong chiến đấu để giành được độc lập tự do cho đất nước
-Mọi tầng lớp nhân dân đều một lòng đánh giặc, cùng hăng hái tham gia khởi nghĩa, tiếp tế cho nghĩa quân.
-Nhờ đường lối chiến thuật phù hợp và sáng tạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
4.Ý nghĩa lịch sử:
-Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh.
-Mở ra một thời kì mới của đất nước ta thời Lê Sơ.
B.BÀI MỚI:
1.
-Triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.
-Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình cho tới địa phương.
-Có 13 đạo thừa tuyên.
2.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
3.
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng.
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh . Có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
5.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.