1, Thể loại thơ 5 chữ
PTBĐ chính: biểu cảm
2, Nội dung của đoạn trích: sự thất thế của những người thuộc thế hệ xưa cũ của ông đồ và sự suy tàn của Nho học, cùng với nỗi buồn thương lan tỏa khắp không gian và thời thế
3,
Biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ: biện pháp nhân hóa Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, thể hiện qua những từ ngữ: buồn, sầu. Đây là hai từ chỉ cảm xúc buồn thương của con người, nhưng nay chúng được gắn vào cho giấy đỏ và mực viết chữ Nho. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa này là giúp cho những đồ vật tưởng chừng như vô tri vô giác ấy trở nên sinh động, chân thực, có cảm xúc và có hồn. Hơn nữa, nỗi buồn của ông đồ, nỗi buồn của sự thay thời đổi thế cũng như lan tỏa khắp cảnh vật, đọng trên những trang giấy đỏ và nghiên mực. Đó là sự buồn thương bao trùm toàn bộ không gian cảnh vật, về sự thay đổi của thời thế, Nho học lụi tàn, ông đồ không còn được trọng vọng như xưa nữa
4,
Câu nghi vấn "Người thuê viết nay đâu?" Chức năng: là lời tự hỏi về sự dần biến mất của những người từng trọng vọng chữ Nho và sự dần biến mất của Nho học. Tác dụng của câu nghi vấn giúp bộc lộ cảm xúc buồn thương của tác giả đối với lớp người xưa cũ và nền Nho học đang dần lụi tàn.
5,
Đoạn trích trong bài thơ "Ông đồ" đã thể hiện được sự chuyển biến của thời thế mà những người thuộc thế hệ trước như ông đồ dần bị quên lãng đến xót xa. "Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?" chính là câu nghi vấn không có câu trả lời của chính ông đồ và tác giả về sự chuyển biến của xã hội. Những hình ảnh thơ "giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội. Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống. Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ "buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu". Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả. Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Hình ảnh thơ tiếp theo cũng khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng và xót xa. "Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay" cho thấy sự tồn tại của ông đồ hoàn toàn đi vào quên lãng đến xót xa. Ông như bất động và bị gạt ra khỏi lề của dòng chảy thời gian và không gian. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bui bay" cho thấy nỗi buồn buốt giá thấu tim can bao trùm cả không gian và lòng người. Lá vàng rụng xuống như sự lụi tàn của chính nền Nho học còn những hạt mưa chỉ làm lòng người trở nên đau xót và buồn thương. Khổ thơ cuối đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa. Hình ảnh "những người muôn năm cũ" chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ "Hồn ở đâu bây giờ?". Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá tị tinh hoa một thời đã qua.