Khởi nghĩa Ba Đình(1886 - 1887)
*Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng
*Địa bàn: làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)
*Lực lượng tham gia: Người Kinh, Mường, Thái,...
*Diễn biến:
-Ngày 12-1886 đến 1-1887, Pháp tấn công quy mô vào căn cứ, nghĩa quân cầm cự suốt 34 ngày đêm.
-Cuối cùng, khởi nghĩa thất bại nên nghĩa quân rút lên Mã Cao.
*Kết quả: thất bại
*Ý nghĩa:
-Thể hiện ý chí vùng lên đánh lại ách áp bức, bóc lột nặng nề của bọn thực dân. Để cho chúng thấy nhân dân ta không bạc nhược, bằng lòng cho chúng dễ dàng xâm chiếm lãnh thổ.
Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883 - 1892)
*Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
*Địa bàn: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng Yên).
*Lực lượng tham gia: Nông dân.
* Diễn biến:
- Trong những năm 1883 - 1885, địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy.
- Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên.
- Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Quân Pháp tiến hành đàn áp dã man, nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bị bao vây, cô lập.
- Tháng 7-1889, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc. Phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã vào năm 1892.
*Kết quả: thất bại
*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ phát trienr giải phóng dân tộc
Khởi nghĩa Hương Khê(1885 - 1896)
*Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng
*Địa bàn:ở huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh), sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác
*Lực lượng tham gia: nhân dân
*Diễn biến:
-Giai đoạn I (1885-1888): Nghĩa quân tập trung chuẩn bị và xây dựng lực lượng
-Giai đoạn II (1889-1896): Thời kí chiến đấu quyết liệt và hết mình của nghĩa quân
*Kết quả: thất bại
*Ý nghĩa:
-Đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc
-Có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
CHO MIK XIN CTLHN NHÉ