- Cùng với các tỉnh khác trong cả nước, tại Bình Định, phong trào Cần Vương kháng Pháp do các văn thân yêu nước lãnh đạo đã diễn ra một cách sâu rộng.
- Ngày 15 tháng 8 năm 1885, các sĩ phu yêu nước Bình Định đã truyền hịch khởi nghĩa, kêu gọi không những dân chúng trong tỉnh, mà còn ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận: “Dân chúng trong các tỉnh nên biết rằng Hoàng đế của chúng ta đã bị đuổi ra khỏi cung điện... dân chúng thì khổ cực và lầm than. Chúng tôi có sứ mạng tập hợp những người có thiện chí ở 5 phủ và huyện để thành lập một đạo quân... chống lại bọn Pháp. Chúng tôi chiếm lại kinh đô và đặt Hoàng đế của chúng ta trở lại ngai vàng. Lúc đó, đất nước ta sẽ được thanh bình” (Hịch khởi nghĩa).
- Cũng trong lúc đó, tại Bình Định, vừa diễn ra khoa thi hàng tỉnh. Các sĩ tử khi nghe tin kinh thành thất thủ và nhà vua xuất bôn, đã vứt bỏ nghiên bút, từ bỏ trường thi trở về quê hương, tập hợp dân chúng chống Pháp. Tại Bình Định, các văn thân đứng dưới ngọn cờ của Đào Doãn Địch vây chiếm thành Bình Định, làm chủ thành này và truyền hịch khởi nghĩa đến tất cả các tỉnh ở cực Nam Trung bộ. Trong hai năm, phong trào đã lớn mạnh, gần như làm chủ được hoàn toàn hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. “Tất cả dân chúng đều ác cảm đối với chúng ta”- một viên tướng Pháp đã nhận xét như vậy vào năm 1886.
- Cuộc kháng chiến đã được tổ chức đến từng làng. Dân chúng được vũ trang bằng những vũ khí được chế tạo tại chỗ. “Họ đã thành lập được một lò đúc súng… Trong thời gian này, gần như toàn bộ dân chúng và các quan lại hai tỉnh Bình Định, Phú Yên đã tham gia nghĩa binh”