Bờ tre cõng tiếng sáo diều
Khúc dân ca lại dặt dìu lời ru
Bốn mùa là bốn câu thơ
Ngọt ngào, nồng ấm giữa bờ ca dao
=> Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên:
- Nhân hóa:
+ Bờ tre cõng tiếng sáo diều
- So sánh:
+ Bốn mùa là bốn câu thơ
=> Tác dụng chung:
+ Làm cách diễn đạt thêm sinh động, bộc lộ tình cảm tư tưởng của nhà thơ. Diễn tả sự toàn diện, cụ thể về kỉ niệm đẹp của tuổi thơ mang "tiếng sáo diều", "Khúc dân ca lại dặt dìu lời ru". Những kỉ niệm ấy đẹp đến mức có thể biến thành thơ ca để biểu đạt cảm xúc:
"Bốn mùa là bốn câu thơ"
Hình ảnh ấy nó thấm đượm sự "ngọt ngào", "nồng ấm". Và nhà lý luận phê bình văn học từng có câu:
- “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…"
- Câu thơ chứa đựng nhiều cảm xúc và một tâm hồn đầy rung cảm của thi sĩ, qua đó bộc lộ được cảm xúc mãnh liệt về tình yêu quê hương, con người, khiến người đọc như muốn hòa mình vào để cảm nhận được trực tiếp và ngòi bút tài ba về tuổi thơ ấy.