Hiđrocacbon mạch hở X tác dụng với H2 dư/Ni ở nhiệt độ cao, thu được isopentan. Mặt khác, X tác dụng với AgNO3/NH3, thu được kết tủa. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian, thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m là A. 3,124. B. 2,648. C. 2,700. D. 3,280.
Cho X (C2H10O3N2) vào 200 gam dung dịch NaOH 8%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam hỗn hợp Z gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch Y, thu được 19,9 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 11,2. B. 9,3. C. 5,1. D. 7,2.
Cho các phát biểu sau : (a) Glucozơ và fructozơ đều phản ứng với H2 (to, Ni), thu được sản phẩm là ancol đa chức. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Dung dịch glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh. (e) Trong phân tử fructozơ chỉ chứa một loại nhóm chức. (g) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho NaHCO3 vào dung dịch HCl. (b) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng. (c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng. (d) Cho C vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (e) Cho Al4C3 vào dung dịch HCl. (g) Cho Si vào dung dịch NaOH. Số thí nghiệm có khí thoát ra là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau: – X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3. – X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3. Dung dịch X là A. BaCl2. B. CuSO4. C. Mg(HCO3)2. D. Fe(NO3)2.
Cho các phát biểu sau: (a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ. (b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (c) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm. (d) Khi phản ứng với Fe2O3 thì HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Điện phân dung dịch chứa 0,15 mol Fe(NO3)3 và 0,25 mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ cường độ dòng điện 2,68A trong 8 giờ thu được dung dịch X. Lấy dung dịch X ra khỏi bình điện phân và để yên cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và có khí NO thoát ra. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của các phản ứng trên. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu? A. 15,60 gam. B. 16,40 gam. C. 17,20 gam. D. 17,60 gam Gia Truyen trả lời 25.04.2018 Bình luận(0)
Cho X và Y là các dung dịch của HCl có nồng độ khác nhau. Lấy V1 lít X trộn với V2 lít Y được 2 lít dung dịch Z (cho rằng sự pha trộn không làm thay đổi thể tích của dung dịch) a. Tính nồng độ mol của dung dịch Z biết rằng V1 lít X phản ứng với dung dịch bạc nitrat dư thu được 35,875 gam kết tủa. V2 lít Y phản ứng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,3M b. Tính nồng độ mol của các dung dịch X và Y biết rằng nếu cho 0,1 lít X phản ứng hết với Fe và 0,1 lít Y phản ứng hết với Fe thì lượng hidro thoát ra chênh lệch nhau là 448ml (đktc)
Cho 13,8 gam hợp chất hữu cơ X tác dụng hoàn toàn với 12 gam NaOH vừa đủ. Sau phản ứng cô cạn hoàn toàn sản phẩm thì thu được 22,2 gam hỗn hợp chất rắn và hơi chứa duy nhất một chất. Khối lượng của chất rắn có phân tử khối nhỏ nhất trong hỗn hợp rắn là? A. 4 gam B. 6,8 gam C. 8,2 gam D. 7,54 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến