( X + 2)(X ²-2X+4) - X(X ²-2)=15

Các câu hỏi liên quan

Câu 21: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939 là: A. Phát triển mạnh. B. Phục hồi và phát triển. C. Khủng hoảng trầm trọng. D. Phát triển không ổn định. Câu 22: Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có điều kiện gì thuận lợi cho cách mạng Việt Nam? A. Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở một số nước. B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập. C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền. D. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII. Câu 23: Hoàn cảnh diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương? A. Nước Pháp đang chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. B. Tình hình kinh tế, chính trị ở Pháp ổn định. C. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Câu 24: Tổng thư ký Liên hợp quốc từ năm 2017 là người nước nào? A. Hàn Quốc. B. Canada. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha. Câu 25: Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối? A. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực thế để tiếp cận chân lý. B. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lý. C. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến. D. Khảo sát trên một phạm vi rộng. Câu 26: Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang: A. Chinh phục từng gói nhỏ. B. Đánh phủ đầu. C. Đánh chắc tiến chắc. D. Chinh phục từng địa phương. Câu 27: Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước? A. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân. B. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất. C. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm. D. Tác động của cục diện hai cực, hai phe. Câu 28: Lý do chính khiến Mĩ và Liên Xô đồng ý chấm dứt chiến tranh lạnh là gì? A. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. B. Sự suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô. C. Sự vươn lên cạnh tranh với Mĩ của Tây Âu, Nhật Bản. D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. Câu 29: Đâu không phải là văn kiện lịch sử phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)? A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi. D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam. Câu 30: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông (1947) là: A. Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội. B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh; buộc địch phải bị động chuyển sang đánh lâu dài. C. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não. D. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của kẻ thù. Câu 31: Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ? A. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập. B. Nhà nước Liên Xô tê liệt. C. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thành lập các nước Cộng hòa. D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống. Câu 32: Đâu không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954-1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam? A. Chia cắt lâu dài Việt Nam. B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương. C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc. Câu 33: Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là: A. Tạo ra cừu Đôli. B. Giải mã được bản đồ gen người. C. Đưa người lên mặt trăng. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 34: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ. B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ.