2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra. (Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) a) Hãy xem Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên. (Gợi ý: Có phải nhà văn dùng phép tương phản hay không?) b) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không? c) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả sắp xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu" lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ cũng... thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì hiệu quả lập luận của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào? d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?

Các câu hỏi liên quan

10 câu trắc nghiệm, chọn đúng giúp mk nhé Rìa phía Đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiền đường" của cà phê là do: * 1 điểm A. Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào. B. Có nhiều cảng tốt, thuận lợi cho xuất khẩu. C. Nhiều đất đỏ và khí hậu nóng ẩm quanh năm. D. Có lực lượng lao động da đen đông, tiền công rẻ. Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn: * 1 điểm A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa. B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta. C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn. D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn. Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là: * 1 điểm A. Núi cao. B. Ngược hướng gió. C. Dòng biển lạnh. D. Khí hậu nóng, ẩm. Thiên nhiên miền núi An-đét thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao là do đâu? * 1 điểm A. Do có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ. B. Do địa hình chủ yếu là miền núi thấp. C. Do tác động của gió tín phong Đông Nam. D. Do có nhiều bức chắn địa hình theo hướng Bắc - Nam. Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Có loại gió nào thổi thường xuyên? * 1 điểm A. Gió tín phong Tây Bắc. B. Gió tín phong Đông Bắc. C. Gió tín phong Đông Nam. D. Gió tín phong Tây Nam. Trung và Nam Mĩ không có bộ phận nào sau đây? * 1 điểm A. Eo đất Trung Mĩ. B. Lục địa Bắc Mĩ. C. Lục địa Nam Mĩ. D. Các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê. Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực nào? * 1 điểm A. Quần đảo Ảng-ti. B. Vùng núi An-đét. C. Eo đất Trung Mĩ. D. Sơn nguyên Bra-xin. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn? * 1 điểm A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ. B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo. C. Đất đai rộng và bằng phẳng. D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển. Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là gì? * 1 điểm A. Tính chất trẻ của núi. B. Thứ tự sắp xếp địa hình. C. Chiều rộng và độ cao của núi. D. Hướng phân bố núi. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của quần đảo Ăng- ti? * 1 điểm A. Gồm các đảo bao quanh biển Ca-ri-bê. B. Là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ. C. Kéo dài từ vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ. D. Phía Đông các đảo mưa ít nên phát triển xavan, rừng thưa và cây bụi.