Em tham khảo nhé:
2.
- Các sự vật, sự việc được so sánh với nhau:
+ Trẻ em so sánh với búp trên cành.
+ Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận.
- Có thể so sánh như vậy vì chúng có nét tương đồng với nhau:
+ Trẻ em và búp trên cành: non tơ, cần được nâng niu,...
+ Rừng đước và dãy trường thành: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,...
- Mục đích so sánh là để:
+ Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc.
+ Gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết.
+ Khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt.
3. Sự so sánh trong những câu trên khác với câu sau ở chỗ:
- Trong ví dụ a, b: so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc (là một biện pháp tu từ).
- Trong câu “Con mèo vằn…”: so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (không phải là biện pháp tu từ).