Cho 16,2 gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 được bao nhiêu gam kết tủa.
Lấy 79,2 gam hỗn hợp rắn gồm KHSO3 và K2CO3 chia làm 2 phần bằng nhau Cho phần 1 vào 400 gam dung dịch HCl 7,3%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hidro bằng 25,33 và 1 dung dịch Y. Cho phần 2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được hỗn hợp kết tủa Z. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính C% dung dịch Y và khối lượng các chất trong Z.
Hòa tan 14,31 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3 và Al(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,68 mol NaHSO4. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 1,344 lít hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, N2 và H2(đkc). Để tác dụng tối đa các chất tan trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 0,71 mol NaOH, thu được 16,24 gam kết tủa. Phần trăm thể tích khí N2O trong hỗn hợp Z là A. 33,3% B. 20,0% C. 16,7% D. 25,0%
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Nung Fe trong bình đựng khí O2. (2) Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4. (3) Cho Ag vào dung dịch Fe(NO3)2. (4) Để thanh thép (hợp kim của Fe với C) trong không khí ẩm. (5) Nhúng lá Zn nguyên chất vào dung dịch CuSO4. (6) Nối 2 đầu dây điện nhôm và đồng để trong không khí ẩm. (7) Cho thanh Zn và Fe vào dung dịch glucozơ. Số trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN/mO = 7/8. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 20,72 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 26,72 B. 15,28 C. 24,56 D. 24,02
Thực hiện các phản ứng sau: (a) Fe + HCl →; (b) FeCl3 dư + Cu →; (c) CrO3 + NH3 →; (d) C + Al2O3 →; (e) Fe(NO3)2 →; (f) Cr + HCl →. Số phản ứng sinh ra đơn chất là A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Hòa tan 29,225 gam hỗn hợp X gồm Ba, Al, Al2O3 và Na2O vào H2O thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch Y chứa hai anion. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào Y đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dừng lại, lúc này thể tích H2SO4 đã dùng là 150 ml. Nếu cho tiếp H2SO4 đến dư vào Y thì khối lượng kết tủa thu được là 29,125 gam. Sục khí CO2 đến dư vào Y thì khối lượng kết tủa thu được là A. 39,4 gam B. 40,2 gam C. 24,6 gam D. 15,6 gam
Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ một thời gian, thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol, đồng thời thấy khối lượng dung dịch giảm 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, đun nóng khuấy đều thu được NO là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch Y và chất rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là: A. 11,48 B. 15,08 C. 10,24 D. 13,64
Y là một amino axit, no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH (không còn nhóm chức nào khác). Tripeptit X mạch hở trong phân tử chứa 3 mắt xích Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì thu được 36,3 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Công thức phân tử của amino axit Y là? A. C2H5NO2 B. C3H7NO2 C. C3H9NO2 D. C6H11N3O4
Hỗn hợp X chứa etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa 2 hiđrocacbon mạch hở có số liên kết pi (π) nhỏ hơn 3. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol nX : nY = 1:5 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,17 gam hỗn hợp Z cần dùng vừa đủ 7,0 lít khí oxi (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 12,89 gam. Phần trăm khối lượng của hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 71%. B. 79%. C. 57%. D. 50%. hocjhoas trả lời 17.04.2018 Bình luận(0)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến