-Vị trí nội chí tuyến
-Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
-Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữac các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
-Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật.
*Vị trí địa lí
-Ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
-Giáp các nước trên đất liền và trên biển.
-Nằm trong khung của hệ tọa độ địa lí:
Phần trên đất liền:
+Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 độ 23'B
+Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 độ 37'B
+Điểm cực Tây ở kinh độ 102 độ 10'Đ
+Điểm cực Đông ở kinh độ 109 độ 24'Đ
Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6 độ 50'B và từ khoảng kinh độ 101 độ Đ đến trên 117 độ 20'Đ tại biển Đông.
*Phạm vi lãnh thổ
-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
-Vùng đất(toàn bộ đất liền và các hải đảo):331.212 km2
-Vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Lưu ý: chỉ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
*Ý nghĩa vị trí địa lí nước ta
-Ý nghĩa tự nhiên:
+Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm.
+Nằm trên đường di cư của động thực vật nên nước ta rất đa dạng về động – thực vật
+Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
+Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao.
+Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán...