Điểm giống nhau đó là ở cả khổ thơ đầu và khổ thơ cuối, ta đều thấy hình ảnh hoa đào nở báo hiệu mùa xuân đã đến. Điểm khác nhau đó là, ở khổ thơ đầu, ta thấy hình ảnh hoa đào gắn liền với hình ảnh của ông đồ ngồi viết chữ, nhưng ở khổ thơ cuối thì ông đồ đã không còn ở đó nữa mặc cho hoa đào vẫn nở và tết đến xuân sang. Sự giống nhau và khác nhau giúp diễn tả sự chuyển biến của thời gian và thay đổi của thời thế. Khi Nho học bị suy tàn và những người thuộc thế hệ ông đồ bị quên lãng, ông đồ già ngày xưa được người người coi trọng giờ chỉ còn là ông đồ xưa đi vào quên lãng mãi mãi mà thôi. Từ khổ thơ thứ nhất đến khổ thơ cuối cho thấy vòng lặp chu kỳ của thời gian, tết vẫn đến xuân vẫn về những hình ảnh ông đồ đã đi vào quên lãng mãi mãi cùng với nền Nho học suy tàn.