Bài làm:
Mùa đông năm 1951, Bác cùng bộ đội đi chiến dịch Biên giới. Cả đoàn nghỉ chân tại một lán trại giữa rừng. Cảnh rừng đêm nay heo hút, trầm lắng. cả đoàn đã ngủ hết, nhưng riêng Bác vẫn còn thức suốt cả đêm.
Đêm ấy,mưa rừng rả rích. tiếng côn trùng kêu văng vẳng bên tai. từng hạt mưa cứ rơi lả chả. Bầu không khí im ắng, tĩnh mịch. Trời rét căm căm. rét đễn nỗi muốn cắt da cắt thịt. Làn trại mái trang dột. vách nát hoang sơ.
Trong khi cả đoàn đang say giấc nồng. Bác ngồi lặng im bên bếp lửa hồng. Vầng trán cao lộ rõ sự thông minh giúp nước, cứu dân. tóc bác bạc phơ, mái tóc được cắt gọn gàng. Ánh mắt sáng tinh anh, nhìn ra nơi xa xăm đầy lo âu, trầm lắng. Gương mặt ày với hai gò má hơi tóp. Mặt bác lộ rõ vẻ đem chiêu, lo lắng một điều gì đó khuất mắc. Chòm râu dài, trắng bạc cũng im phăng phắc. Bác mặt một bộ đồ ka-ki màu xanh rêu. Cổ Bác quấn chiếc khăn len ấm áp.
Lửa vừa tàn, bác sợ cả đoàn lạnh, bác liền cho thêm củi vào, thế là bếp lại bừng sáng lên ngọn lửa "hồng" ấm áp. bác vẫn lo sợ cháu mình lạnh vì mưa cứ rơi rả rích ngoài kia. Bác nhón chân nhẹ nhàng, chú ý khẽ khàng không gây ra tiếng động. bác nhẹ nhàng và dịu dàng dém chăn cho từng người một. Hình bóng gầy gò và vĩ đại của Bác hắc lên tường, ấm áp và gần gũi đến lạ thường. Rồi bác lại ngồi bên bếp lửa. bác đưa ánh mắt trầm ngâm, lo âu nhìn về phía bầu trời kia cho đến khi trời hửng lên từng tia sáng đỏ hồng. Anh đội viên vội vàng nằng nặc mời bác ngủ. bác lại ôn tồn trải lòng, ôn tồn giải thích rồi động viên anh cứ ngủ ngon. Giọng nói xứ Nghệ trầm ấm mà du dương, như tiếng chuông ngân trầm bổng, nghe sao xao xuyến đến lạ!
Hình bóng của bác mãi khắc ghi trong tim mỗi con người nơi đất Việt. Đúng như câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ;" Người là Cha, là bác, là anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ." Đã nói lên được tấm lòng cao cả, ấm áp mà bác dành cho dân tộc, bộ đội và đất nước.
$#tonhutieu624$