Nông nghiệp
Trong bối cảnh khó khăn, những tàn dư của ách đô hộ nhà Minh vô cùng nặng nề, nhà nước đã có những chính sách phát triển nông nghiệp như:
- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng và kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng .
- Chia ruộng đất theo phép quân điền; đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ
- Ban lệnh cấm giết trâu bò, cấm điều phu vào lúc gặt, cấy .
=> Nông nghiệp phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng.
Công thương nghiệp
- Nghề thủ công truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm,rèn sắt,… phát triển mạnh mẽ, nhiều làng thủ công ra đời, đặc biệt là Thăng Long với 36 phường thủ công .
- Các làng, phường thủ công chuyên nghiệp nghiệp ra đời như: đồ gốm Bát Tràng, đúc đồng ở Đại Bái; rèn sắt ở Văn Chàng ; dệt vải lụa ở Nghi Tâm; làm giấy ở Yên Thái; nhuộm điều ở phường Hàng Đào. Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tác chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng .
- Buôn bán: khuyến khích lập chợ mới, giao thương với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Lạng Sơn, Tuyên Quang
=> Với chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển của nhà nước, nhân dân cần cù lao động, nền kinh tế của nước đại việt ta dần được khôi phục và phát triển