Cho hai giống đậu Hà Lan thuần chủng và khác nhau về các cặp tính trạng tương phản lai với nhau, thu được F1 100% thân cao, hoa đỏ (đối lập với kiểu hình này là thân thấp, hoa trắng). Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2. Theo lý thuyết, tỉ lệ các cây F2 khi tự thụ phấn có thể cho các hạt nảy mầm thành cây thân cao, hoa trắng là bao nhiêu? Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng và các cặp gen trên không thuộc cùng một nhóm gen liên kết.A.B.C.D.
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do các gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau quy định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình. Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70 cm; kiểu hình cao 110 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Xác suất để chọn được ở 1 cây cao 110cm ở F2 mà khi cho cây này tự thụ phấn thì thế hệ sau đều cao 110cm là bao nhiêu?A.2,34%.B. 27,34%.C.8,57%.D. 1,43%.
Cho các dạng đột biến sau: (1) Đột biến mất đoạn; (2) đột biến lặp đoạn, (3) đột biến đảo đoạn ngoài tâm động, (4) đột biến đảo đoạn quanh tâm động; (5) đột biến chuyển đoạn trên một NST, (6) đột biến chuyển đoạn tương hỗ. Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái NST?A.3B.4C.5D.6
Cho một số phát biểu sau đây về các gen trên ADN vùng nhân của tế bào nhân sơ?(1) Một số gen không có vùng vận hành.(2) Các gen đều được nhân đôi và phiên mã cùng một lúc.(3) Các gen đều có cấu trúc dạng vòng.(4) Số lượng gen điều hòa thường ít hơn gen cấu trúc.(5) Các gen có thể có một hoặc nhiều alen trong cùng một tế bào.(6) Các gen đều có cấu trúc mạch kép.Số phát biểu đúng là: A.2B.3C.4D.5
Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau:(I) ABGEDCHI, (II) BGEDCHIA, (III): ABCDEGHI, (IV): BGHCDEIA.Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó và nòi III là nòi gốc.Cho các phát biểu sau đây:(1) Nòi I đã phát sinh từ nòi III bằng đột biến đảo đoạn.(2) Nòi II đã phát sinh từ nòi I bằng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.(3) Nòi IV đã phát sinh từ nòi II bằng đột biến chuyển đoạn trên một NST.(4) Các nòi I, II, IV đều bị giảm khả năng sinh sản.Số phát biểu đúng là:A.1B.2C.3D.4
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở đột biến gen mà không có ở đột biến cấu trúc NST?(1) Không làm thay đổi vị trí của gen trên NST.(2) Có thể biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm.(3) Cần trải qua ít nhất là hai lần nhân đôi.(4) Tỉ lệ giao tử mang các đột biến khác nhau trong quần thể lưỡng bội chỉ khoảng 10-6 đến 10-4.(5) Là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.Phương án đúng là:A.2B.3C.4D.5
Cho các thông tin về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:(1) Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã.(2) Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.(3) Quá trình phiên mã thường diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.(4) Khi trượt đến mã kết thúc trên mạch gốc của gen thì quá trình phiên mã dừng lại.(5) Chỉ có các đoạn mang thông tin mã hóa (exon) mới được phiên mã.Số thông tin không đúng là:A.5B.4C.3D.2
Trong phép lai một cặp tính trạng tương phản (P) ở các thí nghiệm của Menđen, cần phải có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau để F2 có sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn?(1) Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST.(2) Tính trạng trội phải hoàn toàn.(3) Số lượng cá thể thu được ở đời lai phải lớn.(4) Quá trình giảm phân xảy ra bình thường.(5) Mỗi gen qui định một tính trạng.(6) Bố và mẹ thuần chủng.Số điều kiện cần thiết là:A.3B.4C.5D.6
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội lặn hoàn toàn là A > a > a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Biết rằng hạt phấn thừa 1 NST không có khả năng thụ tinh, còn noãn thừa 1 NST vẫn có khả năng thụ tinh bình thường. Có bao nhiêu phép lai giữa các thể lệch bội của loài này sau đây có thể cho tỉ lệ cây hoa trắng chiếm tỉ lệ ? A.2B.3C.4D.5
Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen AaBb . Người ta tiến hành thu hạt phấn của cây này rồi tiến hành nuôi cấy trong điều kiện thí nghiệm, sau đó lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các cây con. Cho rằng quá trình phát sinh hạt phấn có 40% số tế bào đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa của các cây con lưỡng bội và tỉ lệ của dòng thuần mang toàn các alen trội thu được từ quá trình nuôi cấy nói trên lần lượt là:A.16;10%.B.400; 40%C.16; 40%. D. 400; 10%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến