Ở khổ thơ thứ 4 và thứ 5, nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện sống cống hiến đầy tha thiết, chân thành của mình. Đối với thi sĩ, lẽ sống cao đẹp nhất chính là sống vì cộng đồng. Những hình ảnh "con chim", "bông hoa" đã được nhắc tới ở khổ thơ đầu nhằm diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên. Sang đến khổ thứ 4, những hình ảnh ấy được nhắc lại nhằm thể hiện mong muốn đem những gì tốt đẹp nhất để cống hiến cho đời. Chỉ là một "con chim", một "nhành hoa", một "nốt trầm" nhỏ bé, giản dị, khiêm nhường thôi mà lại sâu sắc và cao đẹp đến vậy. Điệp từ "ta làm" một lần nữa khẳng định ước ao được hòa mình vào cuộc sống chung để cống hiến hết mình. Nhà thơ chuyển từ cái "ta" chung sang cái "tôi" riêng càng tô đậ ước mong hóa thân thiết tha. Ước nguyện ấy càng được khắc sâu qua khổ thơ thứ 5. Động từ "nho nhỏ', "lặng lẽ" đã co thấy sự cống hiến thầm lặng, khiêm nhường của tác giả. Mùa xuân lớn là mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và mùa xuân nhỏ là mùa xuân của mỗi con người. Điệp từ "dù là" như một lời tự hứa đầy đinh ninh: dù là tuổi trẻ sôi nổi hay tuổi già thâm trầm, ta cũng luôn phải sống cống hiến hết mình. Điều đó đã được thể hiện rõ qua cuộc đời hoạt động Cách mạng từ năm 17 tuổi của nhà thơ Thanh Hải. Lẽ sống ấy là bức thông điệp quý báu để thế hệ trẻ chúng ta noi theo.
* Khởi ngữ: Đối với thi sĩ
Phép nối: Ở khổ thơ thứ 4 và thứ 5, Sang đến khổ thứ 4