Câu 4
Tình trạng nhập siêu liên tục mang đến những tác động tiêu cực cho nền kinh tế:
+Thúc đẩy tư tưởng “sùng ngoại”
Nhập khẩu tràn lan vượt quá kiểm soát của chính phủ sẽ dẫn tới hiện tượng lãng phí ngoại tệ, tác động xấu đến sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới xu hướng “sùng ngoại”, khiến hàng nội địa khó tiêu thụ hơn.
+Gia tăng nợ công
Quan trọng hơn, nhập siêu thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt ngoại tệ, khiến các chính phủ phải gia tăng vay nợ bằng cách phát hành thêm trái phiếu. Trong một thời gian dài, nhập siêu sẽ khiến con số nợ công của một nước ngày càng tăng vì suy cho cùng các nước đều phải dựa vào xuất khẩu để trả nợ và lãi.
+Nhân tố tạo khủng hoảng
+Gia tăng thất nghiệp
+Nhấn chìm thị trường chứng khoán
Nếu trong một thời gian dài một đất nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn xuất khẩu, họ sẽ lâm vào cảnh nợ nần, trong khi hàng hóa nội địa ngày càng bị hàng ngoại lấn át. Điều đó sẽ làm giảm nhu cầu đối với thị trường cổ phiếu ở trong nước và khiến thị trường ngày càng đi xuống. Thực trạng của Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có thể rơi vào trường hợp này.
Câu 5
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Nước thải – khí thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay. Không chỉ tại các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, HCM có chỉ số chất lượng không khí đạt ngưỡng cảnh bảo mà tại một số thủ đô, thành phố ở một số nước khác như: Bangkok, Hong Kong, Dubai, Bắc Kinh, Gurugram, Jakarta,…
Kinh tế công nghiệp phát triển cũng là lúc ô nhiễm môi trường đạt định điểm bởi các chỉ số về chất lượng nguồn nước, không khí,…Làm sao để giải quyết vấn đề này vẫn đang là bài toán khó của nhiều quốc gia, và Việt Nam là một trong số đó.