Ngày 24/11/1788, Nguyễn Văn Tuyết đã vào đến thành Phú Xuân.
Ngày 25/12/1788, Bắc Bình Vương cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi, chế tạo ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lê xong, hạ lệnh xuất quân.
Ngày 29 đến ngày 30
-Hỏi ý kiến La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về việc tiến quân.
- Kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ.
- Mở cuộc duyệt binh ở doanh trấn, chia quân làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì làm trung quân.
- Truyền lời dụ cho quân ta nói về sự dũng cảm đứng lên chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta thời nhà Hán, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nói về thời nhà Thanh đang xâm lấn nước ta hiện tại.
Ngày 30 đến...
- Tha tội cho các tướng.
- Mở tiệc khao quân, chia quân làm năm đạo, hẹn ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
Ngày 3/1/1978, vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng. Trong đồn ai nấy rụng rới sợ hãi, liên xin ra hàng.
Mờ sáng mùng 5/1/1789: đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành.
Tôn Sĩ Nghị và vua Lê ở Thăng Long chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc. Ngày mồng 4 bỗng thấy quân ở đồn Ngọc Hồi chạy về cấp báo. Tôn Sĩ Nghị và vua Lê sợ mất mật, vội vã cùng nhau chạy trốn.