1. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
+ Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”
2. Biện pháp tu từ: Nhân hóa, So sánh
Tác dụng: -Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hình ảnh.
- Miêu tả cảnh biển biểu chiều tà rực rỡ, ấm áp, gần gũi. Đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên đất nước của nhà thơ.
3.
Huy Cận-nhà thơ nổi tiếng với phong trào thơ mới, là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam(TP phụ chú). Ấn tượng là tác phẩm "Đoàn tuyền đánh cá", nổi bật chính là đoạn thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hai câu thơ chính là bức tranh thiên nhiên tráng lệ. Nhà thơ lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi, lúc đó xung quanh con thuyền mênh mông sóng nước, mặt trời dần lặn xuống biển. Mặt trời được so sánh bằng một hình ảnh đẹp "như hòn lửa" đỏ rực. Biển cả ba la như nồng ấm hẳn lên. Chính cách so sánh ấy khiến bức tranh biển hiện lên thật đẹp biết bao!(Câu cảm thán). Bức tranh hoàng hôn càng đẹp hơn khi có hình ảnh nhân hóa "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Người đọc cảm nhận được thiên nhiên như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ. Đối lập cảnh thiên nhiên nghỉ ngơi, người ngư dân lại ra khơi bắt đầu cho công việc đánh cá. Đoàn người ra đi đầy khí thế của một tập thể cùng tâm trạng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc. Qua khổ thơ, tác giả thông qua việc miêu tả cảnh lao động, vẻ đẹp thiên nhiên ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động. Đồng thời thể hiện niềm yêu thiên nhiên, tự hào trước đất nước.