GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ "THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG"
*MỞ BÀI: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN GIẢI THÍCH+TRÍCH DẪN CÂU TỤC NGỮ
Trong cuộc sống, khi làm bất cứ việc gì chúng ta cũng gặp khó khăn, thử thách. Việc càng lớn, khó khăn càng nhiều và có khi còn thất bại. Để khuyên chúng ta sau những lần thất bại, vấp ngã không nên nản lòng, thoái chí, ông cha ta đã có lời khuyên: "Thất bại là mẹ thành công."
*THÂN BÀI:
+GIẢI THÍCH:
Thất bại là một kết quả xấu của một công việc, kết quả không được như ta mong muốn, ta không đạt được mục đích chỉ tiêu kế hoạch trước khi bắt tay vào công việc. Ngược lại với thất bại thì thành công là một kết quả tốt của một công việc, kết quả không như ta mong muốn, ta đạt được mục đích chỉ tiêu kế hoạch trước khi bắt tay vào một công việc.
"Mẹ" là hình ảnh so sánh có ý nghĩa sâu sắc để ví những lần thất bại giống như một người mẹ đã sinh ra "thành công" để khẳng định từ "thất bại" có thể tạo ra "thành công". Vì thế thất bại là mẹ thành công.
Ông cha ta muốn khuyên chúng ta không được nản lòng bi quan trước khó khăn, thử thách, không buông xuôi khi thất bại mà hãy vững chí bền lòng: "Thua keo này, ta bày keo khác". Sau những lần "vấp ngã" ta phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để đi đến thành công.
+TẠI SAO THẤT BẠI LẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG ?
"Thất bại là mẹ thành công" chỉ đúng khi sau những lần thất bại, ta biết tìm ra nguyên nhân, lý do vì sao thất bại để từ đó ta quyết tâm khắc phục, sửa chữa thì mới đi đến thành công.
Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng gặp may mắn mà đời là bệ khổ" đầy những khó khăn, trắc trở, rủi ro mà ta khó tránh khỏi. Con đường đi đến thành công bao giờ cũng đầy chông gai, thử thách. Nếu ta không vững vàng, bền chí kiên cường vượt qua những khó khăn, trở ngại đó mà khó có thể đi đén thành công mà thường sẽ bị thất bại.
Thất bại tuy có đem đến tổn thất nặng nề nhưng chính nhờ những lần thất bại đó mà con người được tôi luyện, được thử thách, được thử sức mình, được rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để đi đến thành công.
Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng, nản chí, mất niềm tin, mất ý chí, nghị lực thì sẽ thất bại hoàn toàn, ảnh hưởng đến công việc, cuộc đời. Ngược lại nếu ta vững vàng lấy thất bại làm bài học để rút ra kinh nghiệm và bước tiếp trên con đường mình đã chọn thì nhất định sẽ đi đến thành công.
+CÁC BIỂU HIỆN:
-Trong học tập:
Khi đứng trước một bài toán khó, một bài văn hóc búa mà ta không chịu suy nghĩ, chỉ biết run sợ lúng túng, không tìm ra cách giải, tìm ra hướng làm bài, ta vội vàng đầu hàng buông xuôi thì đó là thất bại.
Hay trong năm học, những lần đi thi, ta luôn bị điểm kém, đó chính là thất bại, nhưng sau những lần thất bại bị điểm kém đó, ta biết tìm ra nguyên nhân do lười học, do ngồi trong lớp không chú ý, không ghi chép bài đầy đủ hoặc không có phương pháp học đúng đắn, khi tìm ra nguyên nhân rồi mà ta biết khắc phục, chăm chỉ học tập hơn, thay đổi phương pháp học để dễ nhớ, dễ hiểu bài hơn thì nhất định ta sẽ có sự tiến bộ trong học tập.
-Trong cuộc sống: (Dẫn chứng trong bài đừng sợ vấp ngã)
Lép Tôn-xtôi trước khi trở thành một nhà văn Nga vĩ đại, tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", ông đã từng thất bại-từng bị đình chỉ học đại học nhưng sau lần thất bại đó, ông đã rút ra bài học kinh nghiệm, chăm chỉ học hành, rèn luyện ý chí kiên trì, nhẫn nại...nhờ đó ông mới gặt hái được nhiều thành công.
+LẬT LẠI VẤN ĐỀ:
Thất bại là mẹ thành công chỉ đúng với những ai biết nghiêm khắc đánh giá bản thân mình, biết dũng cảm nhận ra những hạn chế, khuyết điểm của bản thân mình để sửa chữa, không bảo thủ, phải biết rút ra bài học và cố gắng vươn lên.
Nhân vật Dế Mèn sau cái chết của Dế Choắt đã biết ăn năn, nhận ra lỗi lầm của mình vì trêu chị Cốc, vì tính ngông cuồng, hống hách, xấc xược của mình mà gây đến cái chết thảm thương cho Choắt, từ đó, Mèn đã biết suy ngẫm về bài học đường đời đầu đầu tiên của mình.
+LIÊN HỆ:
Để khuyên mọi người không lo sợ khi thất bại mà hãy vững chí kiên chì, tiếp tục đứng dậy sau cho những lần vấp ngã và tiếp tục đi tiếp trên con đường mình đã chọn, không dễ dàng từ bỏ cuộc, đầu hàng trước khó khăn, ông cha ta còn có những câu tục ngữ khác với ý nghĩa tương tự:
"Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo."
"Ai chiến thắng mà chưa hề thất bại,
Ai nên khôn mà không dại một đôi lần?"
+PHẢN ĐỀ:
Câu tục ngữ không chỉ đưa ra một lời khuyên vô cùng thấm thía mà còn phê phán những kẻ hèn nhát, thiết quyết đoán, luôn run sợ trước khó khăn, vừa thất bại đã nản lòng, buông xuôi, mặc kệ, những người như thế thì rất khó thành công trong cuộc sống.
*KẾT BÀI:
Câu tục ngữ đã để lại cho ta một bài học vô cùng bổ ích, giúp ta vững vàng trong cuộc sống, qua đây, em thấy mình cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cần phải quyết tâm thực hiện những việc mình đã định làm, sống có hoài bão, mơ ước và quan tâm thực hiện bằng được ước mơ đó!