Cái chết của lão Hạc biểu hiện cho vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân. Thật vậy, cái chết của lão Hạc dù đau đớn nhưng đem đến cho người đọc nhiều suy ngẫm, cũng như thể hiện được giá trị nhân thực và giá trị hiện thực của tác giả. Đầu tiên, cái chết của lão Hạc thể hiện cho lòng tự trọng sâu sắc của lão. Lão chọn cái chết đau đớn như để tự trừng phạt mình đã bán đi cậu Vàng- người bạn tri kỷ và là kỷ vật duy nhất của con trai lão. Cái chết của lão đã minh chứng cho sự lương thiện, bảo toàn danh dự và sự lương thiện đến cùng của lão Hạc. Thứ hai, cái chết của lão chính là biểu hiện của tình yêu thương. Vì lão không muốn xâm phạm vào tiền để dành cho con nên lão đã lựa chọn ra đi như vậy. Chính vì thế, cái buồn mà ông giáo nhận ra khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão đó chính là vì ông giáo hiểu được phẩm chất tự trọng cao đẹp và số phận nghèo khổ đến mức phải đi vào con đường chết của lão Hạc. Tóm lại, cái chết của lão Hạc đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trong giai đoạn những năm 30 - 45.