Mượn từ những hình ảnh của quả để cho thấy sự nuôi dưỡng của người mẹ là thiêng liêng cao cả đến nhường nào. Ôi chao giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn thiêng liêng bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt và thơm.Những đứa con trong bài thơ cũng như mùa quả ấy, một tay mẹ nuôi lớn. Theo thời gian, chúng lớn lên cùng với những mùa quả ấy. Đến khi lớn nhìn lại đôi bàn tay chợt nhận ra tôi cũng vẫn còn là một thứ quà non xanh chờ mẹ gặt hái .Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu suy tư trăn trở trước lẽ đời, nhà thơ đã nhận thức được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào. Giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp đề những mùa quả thêm ngọt thơm.Quà không còn là một thứ quà bình thường mà là "quả" của sự thành công, là kết quà của suối nguồn nuôi dưỡng. Bài thơ không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ...Câu tục ngữ liên quan tới bài thơ là câu"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây",cũng như chúng ta.Ta được lớn lên từ dòng sữa mát lành và công chăm nuôi của mẹ,thế nên ta luôn phải nhớ tới người mẹ mà đã sinh đẻ ra ta. Qua đó, ta thấy ở nhà thơ tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc. Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết về tình cảm, sự mong đợi của người mẹ với con và lòng biết ơn chân thành của người con với mẹ.