1. Tác giả: Nguyễn Du
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Ông sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa bảng.
- Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế⇒
Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông
2. Hoàn cảnh ra đời:
- Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814–1820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn. Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn. Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức.
- Vị trí đoạn trích Cảnh ngày xuân: Sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều.
3. Ý nghĩa nhan đề:
- Tên nhan đề là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân là biếu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện nguyện ước của tác giả muốn làm một mùa xuân,nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
4. Tóm tắt:
- Đoạn trích nằm ở phần đầu (phần 1) của tác phẩm Truyện Kiều. Sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều.
5. Nghệ thuật:
- Kết cấu hợp lí
- Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình
- Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyến, chấm phá.
6. Nội dung:
- Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
@chúc bạn học tốt